Những việc viên chức không phép được làm được quy định như thế nào?

0
324

Viên chức là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010 thì Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Từ khái niệm nêu trên, thì viên chức có các điểm sau:

Thứ nhất, về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm: được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ của công chức), tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, do người đứng đầu sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc phân cấp). Và sau khi có quyết định tuyển dụng phải lý hợp đồng làm việc lần đầu nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của viên chức theo quy định.

Thứ hai, về phạm vi hoạt động, là người thực các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ  trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế,…

Thứ ba, về thời gian công: làm theo thời hạn được quy định  trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, viên chức có quyền thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng.

Thứ tư, chế độ công tác: hưởng lương một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp. lao động của viên chức không mang tính quyền lực công, chỉ thuần túy là hoạt động nghề nghiệp mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, vì vậy, Luật  chức đã làm rõ: “Hoạt động nghề nghiệp là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục mở hồ sơ đề xuất về tài chính

Những việc viên chức không được làm

Những việc viên chức không được làm được quy định tại Điều 19 Luật Viên chức 2010 như sau:

Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định như thế nào

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây