Những yếu tố cấu thành trách nhiệm pháp lý quốc tế

0
14998

Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia là hệ quả pháp lý phát sinh khi quốc gia có hành vi sai phạm quốc tế (gọi tắt là trách nhiệm quốc gia – state responsibility)

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

 Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì?

Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia là hệ quả pháp lý phát sinh khi quốc gia có hành vi sai phạm quốc tế (gọi tắt là trách nhiệm quốc gia – state responsibility). Nguồn của luật quốc tế điều chỉnh trách nhiệm quốc gia là tập quán quốc tế; cho đến nay không có bất kỳ điều ước quốc tế chung nào được ký kết trong ngành luật này. Văn bản quan trọng nhất về trách nhiệm quốc gia là một văn bản không ràng buộc, đính kèm theo một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc – Các điều khoản về trách nhiệm quốc tế của quốc gia cho hành vi sai phạm quốc tế năm 2001 (Articles on International Responsibility of States for Internationally Wrongful Acts – viết tắt là ARSIWWA).

Cũng lưu ý rằng trong luật pháp quốc tế, không có sự phân chia thành các hình thức trách nhiệm pháp lý như trong hệ thống pháp luật quốc gia. Thông thường, luật pháp quốc gia thường chia trách nhiệm pháp lý thành trách nhiệm trách nhiệm dân sự – trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hợp đồng (contractual) và trách nhiệm ngoài hợp đồng (tortious). Pháp luật Việt Nam phân chia trách nhiệm thành trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật. Trong luật pháp quốc tế, trách nhiệm pháp lý của một quốc gia chỉ đơn thuần là các nghĩa vụ phát sinh do vi phạm luật pháp quốc tế. Cũng lưu ý rằng trong chỉ duy nhất luật hình sự quốc tế, luật pháp quốc tế có quy định riêng về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm này chỉ áp dụng cho các cá nhân.

Điều 1 ARSIWA quy định rằng “Mỗi hành vi sai phạm quốc tế của một Quốc gia đều làm phát sinh trách nhiệm quốc tế đối với Quốc gia đó.” Quy định này đã được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng như một quy định hay nguyên tắc pháp lý quốc tế từ rất lâu (như Toà PCIJ) cho đến hiện nay.

Cấu thành hành vi sai phạm quốc tế là gì?

Điều 2 ARSIWA quy định hành vi sai phạm quốc tế (internationally wrongful acts) của một quốc là là hành vi “bao gồm hành động và không hành động (a) được quy cho quốc gia đó theo luật pháp quốc tế và (b) cấu thành một vi phạm nghĩa vụ của quốc gia đó.” Hành vi của quốc gia có thể là hành động (thực hiện việc gì đó trái với quy định của luật quốc tế) hoặc không hành động (không thực hiện việc gì đó mà luật quốc tế bắt buộc thực hiện). Trong Vụ kênh Corfu, Toà ICJ đã quy trách nhiệm cho Albani khi nước này biết hoặc phải biết việc đặt thuỷ lôi ở lãnh hải của mình ở kênh Corfu và không làm gì để cảnh báo các nước khác. Trong Vụ bắt giữu con tin, Toà cũng quy trách nhiệm cho Iran khi không thực hiện bất kỳ biện pháp phù hợp nào để bảo vệ trụ sở, nhân viên và tài liệu của Đại sứ quán Mỹ. Gần đây hơn, trong Vụ nhà máy bột giấy, Toà ICJ đã kết luận Uruguay đã vi phạm các nghĩa vụ thủ tục theo Quy chế sông Uruguay năm 1975 khi cho phép xây dựng các hai nhà máy bột giấy trên sông Uruguay mà không thông tin trước cho Uỷ ban hành chính Sông Uruguya, không thông báo trước cho Aghentina và không hoàn thành nghĩa vụ đám phán với Aghentina.

Một điểm cần lưu ý là ARSIWA quy trách nhiệm cho quốc gia một cách khách quan và không cần chứng minh yếu tố lỗi (fault). Nói cách khác yếu tố lỗi không phải là một cấu thành của hành vi sai phạm quốc tế.

Hành vi của một quốc gia

Hành vi này nhất định phải được quy cho quốc gia, nói cách khác, đây phải là hành vi của quốc gia chứ không phải hành vi của cá nhân hay tổ chức nào đó. Vậy làm thế nào để xác định hành vi nào của hơn 90 triệu người dân và hàng trăm nghìm cơ quan, tổ chức, pháp nhân tại Việt Nam là hành vi của nước CHXHCN Việt Nam? Đây là câu hỏi quan trọng, nên ILC đã dự thảo riêng 8 điều khoản trong trong Chương II của ARSIWA. Quốc gia là một thực thể trừu tượng pháp lý (a abstract legal entity), không thể tự “hành động” trên thực tế, mà vận hành và thực hiện hành vi thông qua các cơ quan nhà nước và nhân viên thực thi công vụ của mình. Nhìn chung, mọi hành vi của cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, những người khác thực thi quyền lực nhà nước hay được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm soát, thừa nhận của một quốc gia đều sẽ được quy là hành vi quốc gia.

Cụ thể, ARSIWA quy định các hành vi của các cơ quan, tổ chức sẽ được quy cho quốc gia nếu các hành vi đó là:

– Hành vi của cơ quan nhà nước của quốc gia đó, bất kể cơ quan này thực thi chức năng lập pháp, hành pháp hay tư pháp hay bất kỳ chức năng hay có vị trí gì trong cơ cấu tổ chức nhà nước quốc gia đó. Cơ quan nhà nước bao gồm cả cơ quan trung ương và cơ quan ở địa phương (như ở Việt Nam là các cấp tỉnh, huyện và xã). Cơ quan nhà nước có thể là bất kỳ người nào hoặc thực thể được xác định theo nội luật của quốc gia đó. (Điều 4 ARSIWA)

– Hành vi của người hay thực thể không phải là cơ quan nhà nước nhưng được luật pháp quốc gia giao thực thi quyền lực nhà nước (governmental authority). (Điều 5 ARSIWA). ILC thuyết minh rằng Điều 5 không có ý định xác định rõ phạm vi của quyền lực nhà nước mà yếu tố này phụ thuộc vào từng xã hội cụ thể, cùng với lịch sử và truyền thống của xã hội đó. Khi xem xét cần tính đến không chỉ nội dung của quyền lực được trao mà còn cách thức và mục đích trao quyền lực nhà nước và phạm vi mà cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm với nhà nước khi thực thi các quyền lực đó. Xét riêng Việt Nam, câu hỏi có thể được đặt ra là hành vi của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội có được xem là hành vi của nước CHXHCN Việt Nam hay không khi Hiến pháp và luật pháp quy định trao một số quyền lực cho các tổ chức này?

– Hành vi của cơ quan, tổ chức của một quốc gia nhưng cho quốc gia khác sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước của quốc gia khác đó. Hành vi được quy cho quốc gia sử dụng nếu cơ quan, tổ chức đó thực hiện hành vi trong phạm vi thực thi quyền lực nhà nước của quốc gia sử dụng. (Điều 6 ARSIWA)

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

– Hành vi của cơ quan nhà nước hay người, thực thể thực thi quyền lực nhà nước ở các Điều 4, 5 và 6 cũng được quy cho quốc gia kể cả khi hành vi đó vượt thẩm quyền (ultra vires) mà quốc gia đó cho phép. (Điều 7 ARSIWA) Logics ở đây là luật pháp quốc tế áp đặt cho quốc gia phải kiểm soát hữu hiệu đối với các cơ quan, tổ chức và nhân viên của mình. Quốc gia không thể phủ nhận hành vi của mình với lý do cơ quan, tổ chức, nhân viên nhà nước đã vượt thẩm quyền, làm trái chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hành vi của một người hay nhóm người theo hướng dẫn, chỉ đạo hay dưới sự kiểm soát của một quốc gia cũng được quy cho quốc gia đó. (Điều 8) Ví dụ như trong Vụ Nicaragua v. Mỹ, Toà ICJ đã xem xét liệu có quy tất cả các hành vi của nhóm phiến quân ở Nicargua được Mỹ hậu thuẫn cho Mỹ hay không. Toà cho rằng về nguyên tắc những hành vi của nhóm phiến quân chỉ có thể quy cho Mỹ nếu có bằng chứng chứng Mỹ có sự kiểm soát hữu hiệu (effective control) đối với các chiến dịch của phiến quân bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế.

– Hành vi của một người hay nhóm người không được luật pháp quốc gia đó cho phép nhưng vẫn thực thi quyền lực nhà nước do hoàn cảnh yêu cầu và không có cơ quan, tổ chức hay nhân viên nhà nước nào tại thời điểm đó thực thi quyền lực nhà nước. (Điều 9)

– Hành vi của các nhóm nổi dậy, các phong trào thành lập chính phủ mới hay thành công hình thành một quốc gia mới từ lãnh thổ của quốc gia cũ cũng được quy cho quốc gia mới đó. (Điều 10)

– Các hành vi khác được quốc gia công nhận là hành vi của mình. (Điều 11)

Vi phạm nghĩa vụ quốc tế

Hành vi sai phạm quốc tế phải là hành vi của quốc gia vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ của quốc gia thực hiện hành vi theo luật pháp quốc tế. Nghĩa vụ đó phải đang có hiệu lực với quốc gia đó tại thời điểm có hành vi liên quan, và bất kể nguồn gốc hay tính chất của nghĩa vụ đó là nghĩa vụ theo điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung của pháp luật, hành vi pháp lý đơn phương hay các nghĩa vụ từ những nguồn khác và jus cogens. Lưu ý rằng trách nhiệm pháp lý của quốc gia phát sinh từ hành vi sai phạm quốc tế chứ không phải hành vi vi phạm nghĩa vụ quốc tế, mặc dù vi phạm nghĩa vụ quốc tế là yếu tố cốt lõi. Kể cả khi xác định có hành vi vi phạm nghĩa vụ pháp lý nhưng không thể quy định hành vi đó cho quốc gia thì cũng không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế cho quốc gia đó.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây