Nội dung quản lí nhà nước về đối ngoại do Bộ ngoại giao thực hiện

0
35

Bộ ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về đối ngoại, gồm: công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, kí kết và thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, quản lí các cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lí nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật (Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 58/2013/NĐ-CP ngày 11/06/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao).

Quản lý nhà nước về đối ngoại

Nội dung quản lí nhà nước về đối ngoại do Bộ ngoại giao thực hiện bao gồm những hướng cơ bản sau:

  1. Đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước

Đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước được tiến hành thông qua những hình thức sau đây:

– Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao vói các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước.

– Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

– Đề xuất để Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới và đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế.

– Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế (trừ trường hợp nêu ở trên); người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.

2. Lễ tân nhà nước và quản lí hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Bộ ngoại giao thực hiện quản lí nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đậi, miễn trừ ngoại giao; hướng dẫn, quản lí việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài; chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao của Nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hôi nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam.

Bộ ngoại giao quản lí hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế; quản lí các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy đăng kí của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

3. Xây dựng và thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

Những hoạt động cụ thể theo hướng này bao gồm:

– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; chiến lược, quy hoach, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, chương trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực quản lí nhà nước của Bộ hoặc theo phân công của Chính phủ.

– Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các vãn bản đó.

– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, mục tiêu quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ.

4. Công tác điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế

Bộ ngoại giao thực hiện quản lí nhà nước về công tác điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế với những nội dung cụ thể như kiểm tra các đề xuất đàm phán, kí, gia nhập điều ước quốc tế của các bộ, ngành, cơ quan trước khi trình Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất với Chính phủ về việc kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ; tổ chức biên soạn và ấn hành Niên giám điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lí nhà nước về điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế theo quy định của Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Pháp lệnh kí kết và thực hiện thoả thuận quốc tế.

Ảnh minh họa

5. Công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá và thông tin đối ngoại

Công tác ngoại giao kinh tế bao gồm: Xây dựng quan hộ chính trị và khung pháp lí song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp, tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; xử lí các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính phủ; chủ trì, phối hợp vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình, hoạt động ngoại giao kinh tế; chủ trì, phối hợp vói các bộ, ngành và tổ chức có liên quan nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác ngoại giao văn hoá, Bộ ngoại giao có nhiệm vụ xây dựng cơ sở pháp lí và chính sách về công tác ngoại giao văn hoá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lí và triển khai công tác ngoại giao văn hoá ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; chủ trì các hoạt động của Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; đảm nhiệm các chức nâng Chủ tịch và Ban thư kí Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Trong công tác thông tin đối ngoại, Bộ ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông quản lí hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại; phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề đối ngoại; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế; quản lí và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mòi của lãnh đạo nhà nước và Bộ ngoại giao; quản lí hệ thống trang tin điện tử của Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo nhà nước, Bộ ngoại giao và tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến đối ngoại.

6. Công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia

Công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia là nội dung giữ vị trí đặc biệt quan trọng nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Theo hướng này, Bộ ngoại giao có những nhiệm vụ sau:

– Chủ trì, phối hợp vói các bộ, ngành và địa phương có liên quan thực hiện nghiên cứu, tổng hợp kiểm tra, đánh giá tình hình quản lí biên giới, lãnh thổ quốc gia vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam; giải quyết tranh chấp, đấu tranh bảo vệ biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, vùng tròi, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đề xuất chủ trương, chính sách và biện pháp quản lí thích họp.

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan tham mưu về việc xác định biên giới quốc gia, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam; xác định phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, vùng tròi, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan xây dựng phương án hoạch định biên giới quốc gia; xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với các nước láng giềng liên quan.

– Chủ trì, phối hợp vói các bô, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện các văn kiện pháp lí quốc tế về biên giới; phân giới và cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế về hoạch định biên giới quốc gia được kí kết giữa Việt Nam với các nước láng giềng; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ, ngành và địa phương có liên quan báo cáo định kì hoặc đột xuất về công tác quản lí, bảo vệ biên giới.

– Trình Thủ tướng Chính phủ xử lí hoặc hướng dẫn xử lí theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của bộ, ngành và địa phương có liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

Xem thêm: Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ

7. Công tác lãnh sự, quản lí hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Công tác lãnh sự có nội dung rất đa dạng, cụ thể là: Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; thực hiện công tác hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, uỷ thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ ngoại giao quản lí; quản lí, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bộ ngoại giao thực hiện quản lí nhà nước đối với hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài dưới những hình thức sau: Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng chủ trương, chính sách về vấn đề di cư quốc tế; phối hợp quản lí di cư hợp pháp, ngăn chặn di cư bất hợp pháp và xử lí các vấn đề có liên quan; chủ trì, phối hơp vói các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra công tác liên quan đến hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

Công tác đối vói người Việt Nam ở nước ngoài là mảng quan trọng trong quản lí nhà nước về đối ngoại và được Nhà nước quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Bộ ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tổng hợp tình hình, đề xuất và thực hiện chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước và ngược lại, đóng góp vào sự phát triển của đất nước; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hoà nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

8. Quản lí cơ quan đại diện và hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức, đoàn công tác của Việt Nam ở nước ngoài

Về quản lí cơ quan đại diện, Bộ ngoại giao chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện, thành viên cơ quan đại diện; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tổ chức, biên chế của cơ quan đại diên; bổ nhiệm, miễn nhiêm chức vụ, cử, triệu hồi các thành viên của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, tổ chức quản lí, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, kĩ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện.

Về quản lí hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức, đoàn công tác của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ ngoại giao có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn Việt Nam được cử đi cống tác ở nước ngoài; chủ trì, phối hợp vói các bộ, ngành có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức nãng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam, nước tiếp nhận và pháp luật quốc tế.

Xem thêm: Ngành Luật Hành chính trong pháp luật Việt Nam

9. Quản lí nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các bộ, ngành, các cơ quan có liên quan và các địa phương

Việc quản lí và phối hợp hoạt động của các bộ, ngành và địa phương trong công tác đối ngoại nhằm bảo đảm tính nhất quán và phù hợp vói đường lối, chính sách, pháp luật trong các hoạt động đối ngoại. Theo hướng này, Bộ ngoại giao có những quyền hạn, nhiệm vụ:

– Chủ trì, phối hợp vói các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại nhà nước, tổng hợp chương trình hoạt động đối ngoại của các bộ, ngành; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ, ngành báo cáo định kì và đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại; hướng dẫn và kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiên thống nhất các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan tói hoạt động đối ngoại của Nhà nước.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện quản lí thống nhất hoạt động đối ngoại của các địa phương.

– Quản lí hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và định kì hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động này.

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Tổng hợp từ “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – Chủ biên: TS. Trần Minh Hương 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây