Cách để nhận biết nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi cư trú theo quy định pháp luật

0
254

Nơi thường trú, nơi cư trú và nơi tạm trú thường là các khái niệm hay bị nhầm lẫn khi người dân có nhu cầu an cư ở địa phương nào đó. Chúng ta đều biết nơi cư trú là nơi thường sinh sống của cá nhân tập thể nào đó, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng hiểu đúng về các khái niệm này. Vậy cách để nhận biết nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi cư trú là như thế nào, bài viết dưới đây xin phép được giải thích rõ ràng cho bạn về ba khái niệm dễ gây nhầm lẫn trên.

Cách để nhận biết nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi cư trú theo quy định pháp luật
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nơi thường trú là gì?

Việc cư trú là sự sinh sống của một công dân tại địa điểm cấp xã hoặc cấp huyện nếu nơi cư trú không có đơn vị hành chính cấp xã. Và có hai kiểu cư trú đó là nơi thường trú và nơi tạm trú.

Vậy khái niệm nơi thường trú chính là nơi công dân sinh sống lâu dài ổn định và đã đăng ký thường trú tại nơi đó với ủy ban các cấp chính quyền. Về thời hạn thì nơi thường trú sẽ không có thời hạn. Việc công dân di dời khỏi nơi thường trú sẽ có giấy tạm vắng tại khu vực.

Nơi đăng ký thường trú là gì? Nơi đăng ký thường trú hiện nay ở đâu?

Nơi đăng ký thường trú là các trụ sở ban ngành và các cấp chính quyền, có hiệu lực quyết định, cơ sở pháp lý. Người dân có thể đến các địa điểm này tại địa phương để khai báo thường trú.

Nơi đăng ký thường trú hiện nay  là:

– Công an xã, phường, thị trấn;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Phân biệt nơi thường trú với nơi tạm trú và nơi cư trú

Khái niệm

Nơi thường trú: Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

Nơi tạm trú: Là nơi mà công dân đăng ký sinh sống từ 30 ngày trở lên trừ nơi đã đăng ký thường trú và được phép đăng ký tạm trú

Nơi cư trú: Cư trú là việc công dân sinh sống và làm việc tại một địa điểm thuộc xã, phường hay thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Theo đó nơi cư trú của mọi công dân gồm:

+ Chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.

+ Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

+ Trường hợp không xác định được theo các quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

(Điều 1, Điều 12 Luật Cư trú năm 2006).

Điều kiện đăng ký

Nơi thường trú:

Thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có nhà riêng

– Nhập hộ khẩu về nhà người thân: được chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đã đồng ý.

– Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn.

+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; .

+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

– Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở:

– Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội: được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

– Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động:

+ Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ. – Thủ tục đăng ký

Nơi tạm trú:

+ Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú

+ Sinh sống từ 30 ngày trở lên

Thời hạn đăng ký

Nơi thường trú: không có thời hạn

Nơi tạm trú: Có thời hạn

Kết quả đăng ký

Nơi thường trú: Được cập nhật thông tin nơi thường trú mới vào cơ sở dữ liệu về cư trú

Nơi tạm trú: Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Kết luận: Bài viết trên đây là một trong những thông tin giúp bạn tham khảo thêm và hiểu được như thế nào là nơi thường trú và nơi tạm trú, đồng thời chúng ta cũng phân biết được sự khác nhau về hai khái niệm này, tránh nhầm lẫn cơ bản. Rất nhiều các trường hợp gặp khó khăn khi đi xin giấy thường trú hoặc tạm trú bởi vì chưa nắm rõ được thông tin gây khó khăn cho cả cơ quan chức năng thi hành lẫn cá nhân có nhu cầu.

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết khác về lĩnh vực hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây