Phạm vi của xung đột pháp luật

0
462

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Xung đột pháp luật là gì?

Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, do có sự khác nhau giữa pháp luật của các quốc gia hoặc do tính chất đặc thù của chính đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

Xung đột pháp luật chỉ phát sinh từ các quan hệ dân sự – kinh tế – thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, một số các quan hệ trong lĩnh vực dân sự không làm phát sinh xung đột pháp luật, Ví dụ: các quan hệ về quyền tác giả và quyển sở hữu công nghiệp là những quan hệ pháp luật mang tính chất lãnh thổ triệt để: quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện ở nước nào thì chỉ có hiệu lực pháp luật tại nước đó, không thể áp dụng luật về sở hữu trí tuệ của nước này tại nước khác được.

Đối với các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực hình sự, hành chính, tố tụng là những lĩnh vực mang tính chất tuyệt đối về lãnh thổ, thì vấn đề xung đột pháp luật hầu như không được đặt ra. Riêng trong lĩnh vực tố tụng dân sự, chỉ phát sinh các xung đột pháp luật về thẩm quyền xét xử.

Xung đột pháp luật lphát sinh do hai nhóm nguyên nhân: (i) Do pháp luật của các nước có sự khác nhau: Pháp luật do nhà nước xây dựng nên, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của nước mình. Vì vậy có rất nhiều yếu tố làm cho pháp luật của các nước trên thế giới không giống nhau; (ii) Do nguyên nhân chính trị, kinh tế, xã hội: Các quốc gia đều tồn tại dựa trên một nền tảng kinh tế nhất định với một chế độ sở hữu tương ứng. Mà chế độ sở hữu là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, có mối quan hệ biện chứng với kiến trúc thượng tầng trong đó pháp luật là một cấu thành quan trọng. Vì vậy, dựa trên một chế độ sở hữu nhất định thì pháp luật cũng được hình thành để phản ánh một cách phù hợp và tương xứng. Trên thế giới có những quốc gia được tạo dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng ngược lại cũng có những quốc gia được tạo dựng dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Từ các chế độ sở hữu đó mà pháp luật được xây dựng ở các quốc gia này cũng có sự khác biệt căn bản. Các quan hệ trong lĩnh vực luật công, điển hình là các quan hệ hình sự, hành chính có yếu tố nước ngoài.

Phạm vi của xung đột pháp luật

Phạm vi của xung đột pháp luật: xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự, hành chính… không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì: Luật Hình sự, Hành chính mang tính hiệu lực lãnh thổ rất nghiêm ngặt (quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ); Luật Hình sự, Hành chính không bao giờ có các quy phạm xung đột và tất nhiên cũng không bao giờ cho phép áp dụng luật nước ngoài;

Theo như đã phân tích, về nguyên tắc việc áp dụng pháp luật đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Đa phần những quan hệ dân sự liên quan đến quyền tài sản hữu hình sẽ xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật do tính chất của loại tài sản này mình có thể cầm, nắm, nhìn thấy, có thể kiểm soát nó được như thế, do mang những tính chất đó cộng với trình độ khác nhau giữa các quốc gia nên pháp luật của các quốc gia có những quy định riêng, nguyên tắc riêng để bảo vệ quyền tài sản đó khác nhau là điều tất yếu ( đại đa số ), do đó hiện tượng xung đột pháp luật diễn ra đối với tài sản hữu hình là đại đa số.

Ngược lại với tài sản vô hình, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô hình, nhiều chủ thể khác nhau cùng một lúc đều có thể sử dụng nó, ví dụ như các phần mềm máy tính, sách… như vậy, chúng ta sẽ không thể đặt ra việc dùng pháp luật của nước nơi có tài sản để giải quyết các tranh chấp đối với loại tài sản này. Mặt khác nếu dùng pháp luật gốc của nước nó được tạo ra lần đầu tiên thì cũng không thể bảo vệ được quyền tác giả, quyền sở hữu tác giả vì các cá nhân, tổ chức ở nước khác có thể sử dụng và có thể làm tổn hại đến tác phẩm do không thể kiểm soát một phạm vi rộng lớn như thế được.

Do đó, tài sản trí tuệ phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào, yêu cầu bảo hộ ở đâu thì chỉ được bảo hộ ở đó và chỉ được bảo hộ ở nước đó mà thôi là điều hoàn toàn hợp lý và giúp cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm soát và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách thiết thực được. Như vậy, xung đột pháp luật sẽ không xảy ra với quyền bảo hộ tài sản trí tuệ, tuy nhiên các hợp đồng dân sự có liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thì vẫn xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật do tính chất dân sự của nó.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây