Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức

0
330

Hiện nay, bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đang chiếm số lượng đông đảo. Tuy nhiên, việc phân biệt rõ về các đối tượng này không phải là điều dễ dàng. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức cần dựa vào các tiêu chí như: nơi công tác, thời hạn hợp đồng, tiền lương, hình thức kỷ luật….

chung sống như vợ chồng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phân biệt Cán bộ

Căn cứ vào Luật cán bộ, Công chức năm 2008 quy định như sau:

Cán bộ công tác trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện. Được hình thành trong các cuộc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế. Ví dụ: Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao….

Cán bộ không phải tập sự, Không làm việc theo chế độ hợp đồng, Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và chịu các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, bãi chức, bãi nhiệm.

Phân biệt Công chức

Công chức công tác trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. Ví dụ: Chánh án, phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện; Thẩm phán….

Công chức được hình thành qua các đợt tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế; phải có thời gian tập sự tùy vào loại công chức. Đối với công chức loại C tập sự 12 tháng, loại D 6 tháng.

Không làm việc theo chế độ hợp đồng, không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).

Khi xảy ra sai phạm công chức phải chịu các hình thức khiển trách như sau: cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Phân biệt Viên chức

Viên chức công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập, được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Làm việc theo chế độ hợp đồng, thời gian tập sự từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc. Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập và phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ví dụ: Bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học….

Trong quá trình công tác xảy ra sai phạm sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc (còn thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp)

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây