Phân tích chủ thể của thủ tục hành chính

0
225

Quy trình và cách thức để giải quyết công việc trong hoạt động hành chính nhà nước thường được gọi là thủ tục hành chính. Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực, chủ thể của thủ tục hành chính gồm chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế nào là thủ tục hành chính ?

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.

– Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Khái niệm thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.“Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức. Hiện nay có nhiều quan điểm về thế nào là thủ tục hành chính.

Quan điểm thứ nhất đươc đưa ra như sau: thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước
Quan điểm thứ hai lại cho rằng hủ tục hành chính là trình tự, cách thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ và để cá nhân và tổ chức thực hiện khi giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước
Quan điểm thứ ba, Thủ tục hành chính là một loạt các quy định về trình tự thời gian, về không gian về cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.

Khoản 1 điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính đưa ra khái niệm như sau:

“Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”

Xem thêm: Thủ tục hành chính là gì? Đặc điểm của thủ tục hành chính

Phân tích chủ thể của thủ tục hành chính

Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực, chủ thể của thủ tục hành chính gồm chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính.

Chủ thể thực hiện 

Là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức nhà nước, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lí trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

Chủ thể tham gia 

Là chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước khi tham gia vào thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể bằng hành vi của mình làm xuất hiện thủ tục hành chính, góp phần làm cho thủ tục hành chính được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi nhưng các chủ thể này không thể tự mình thực hiện thủ tục hành chính vì thủ tục hành chính phải do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện.

Cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên trong hầu hết các hoạt động của mình cơ quan hành chính nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động quản lí. Những hoạt động này được thực hiện theo thủ tục hành chính vì vậy khi đó cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính.

Chẳng hạn, là cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thiết lập trật tự quản lý trong các lĩnh vực xã hội. Trong nhiều trường hợp, những thủ tục hành chính này được cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện. Cán bộ, công chức khi đó là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính.

Trong một số trường hợp, cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Chẳng hạn, là chủ thể tham gia thủ tục thanh tra, kiểm tra khi là đối tượng thanh tra, kiểm tra; là chủ thể tham gia thủ tục khiếu nại khi hành vi hành chính, quyết định hành chính của họ bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại lên cấp trên.

Cơ quan quyền lực nhà nước

Cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân mặc dù không có chức năng quản lí hành chính nhà nước nhưng để hoạt động một cách bình thường các cơ quan đó phải tiến hành nhiều hoạt động quản lí nội bộ. Các hoạt động này tuân theo thủ tục hành chính trong đó các chủ thể trên và các các bộ, công chức trong các cơ quan này là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính.

Ngoài ra, các cơ quan đó còn có quyền quản lí hành chính nhà nước trong trường hợp cụ thể như Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khi xử phạt người có hành vi cản trở, gây rối trật tự tại phiên tòa. Khi đó thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Các chủ thể trên có thể là chủ thể tham gia thủ tục hành chính như tham gia thủ tục cấp phép khi xin cấp phép xây dựng, giấy phép lưu hành phương tiện vận tải của cơ quan.

Xem thêm:           Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế 

Ví dụ, tham gia thủ tục xin phép thành lập, xin phép tiến hành một số hoạt động như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay khi bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoại lệ, một số tổ chức là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính trong một số trường hợp mà pháp luật quy định như các tổ chức chính trị – xã hội được thực hiện thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản liên tịch.

Cá nhân

Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch thường là chủ thể tham gia thủ tục hành chính như thủ tục đăng ký sở hữu xe, đăng ký giấy khai sinh. Nhưng cá nhân cũng có thể là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính như người chỉ huy tàu bay, tàu biển được thực hiện thủ tục tạm giữ người có hành vi vi phạm hành chính trên tàu bay, tàu biển khi các phương tiện đó đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Sự phân chia thành chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính chỉ mang tính chất tương đối bởi khi xem xét trong mỗi thủ tục hành chính cụ thể thì chủ thể đó sẽ có tư cách khác nhau dựa theo quy định của pháp luật. Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan quyền lực nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế; cá nhân tùy trường hợp có thể là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính hoặc là chủ thể tham gia thủ tục hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây