Phong tỏa là gì? Hiểu như thế nào về phong tỏa cách ly y tế?

0
958

Thời gian gần đây dịch bệnh Covid-19 ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp. Việc phong tỏa và cách ly là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng nắm rõ được khái niệm phong tỏa cách ly y tế là gì? Cùng tham khảo bài viết sau.

Phong tỏa là gì
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phong tỏa là gì?

Phong tỏa là bao vây một khu vực hay một nước nào đó để cô lập, cắt đứt giao thông liên lạc với bên ngoài.

Phong tỏa cách ly y tế là gì?

Phong tỏa cách ly y tế là một hạn chế đối với sự di chuyển của người và hàng hóa nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Nó thường được sử dụng khi có dịch bệnh ngăn chặn sự di chuyển của những người có thể đã tiếp xúc với một người có bệnh truyền nhiễm, nhưng không có chẩn đoán y khoa được xác nhận. Những người được xác nhận bị nhiễm bệnh truyền nhiễm được phân lập từ số đông dân số khỏe mạnh.

Xem thêm: Cách ly y tế

Cần làm gì nếu đang trong khu vực bị phong tỏa cách ly y tế?

1. Giữ bình tĩnh

Không hoảng loạn, không lo âu thái quá và phải giữ được bình tĩnh trước tiên
Trong mọi tình huống, tâm lý lúc nào cũng nên là thứ phải được xoa dịu đầu tiên. Thường thì tâm lý chung khi một khu phố đang diễn ra sinh hoạt bình thường bất ngờ bị phong tỏa do Covid-19 sẽ là hoảng loạn, lo âu. Chính vì thế, nếu chẳng may điều đó xảy ra, bạn cần phải nhớ ổn định tâm lý là điều đầu tiên và cũng mang tính chất quyết định trong việc ngăn chặn dịch bệnh. Chỉ cần bình tĩnh là bạn có thể thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng chống, đem lại an toàn cho bản thân và cả cộng đồng.

2. Sẵn sàng tâm lý

Tâm lý luôn sẵn sàng sẽ giúp chúng ta bình tĩnh khi sống trong khu vực bị phong tỏa do dịch bệnh
Sau khi bình tĩnh, chúng ta cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng. Hãy trấn an những người xung quanh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ trước thông tin phong tỏa khu phố trong một thời gian dài. Có như vậy, việc thực hiện các biện pháp y tế mới được đảm bảo.

3. Hạn chế đi lại, tránh tiếp xúc với đám đông

Hạn chế đi lại, không tụ tập nơi đám đông là biện pháp tốt nhất cho bản thân bạn nếu đang ở trong khu vực bị cách ly
Dịch nCoV bùng phát mạnh mẽ bởi một phần nhờ vào tốc độ lây nhiễm chóng mặt củng a virus Corona chủng mới. Vì thế, khi khu phố bạn đang sống đã có hoặc đang ca nghi nhiễm thì việc đi lại và tiếp xúc với nhiều người nên được hạn chế đến mức tối đa có thể. Chỉ ra ngoài khi thực sự có việc cần thiết và luôn mang khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ mỗi khi ra ngoài.

Nội dung liên quan: Giãn cách xã hội

4. Dự trữ lương thực

Người dân trong khu vực bị phong tỏa sẽ không phải lo lắng về việc thiếu nguồn lương thực

Khi có lệnh phong tỏa, hãy nhanh chóng dự trữ một nguồn lương thực đủ cho 14 ngày, từ tươi sống cho đến khi hoặc có thể bảo quản trong thời gian dài. Tuy vậy, chính phủ cũng sẽ trợ cấp nguồn lương thực cho những hộ dân trong khu vực bị cách ly, cho nên người dân cũng không cần lo lắng việc sẽ thiếu lương thực.

5. Bố trí làm việc tại nhà

Trong mùa dịch và đặc biệt là khi khu vực bạn đang sinh sống bị phong tỏa, thì làm việc từ xa tại nhà được cho là biện pháp tối ưu nhất
Việc khu phố bị phong tỏa đồng nghĩa với chuyện công việc của bạn cũng sẽ bị ngưng trệ trong một thời gian nhất định. Hãy chủ động liên hệ với cơ quan để xin được làm việc tại nhà và chuẩn bị đầy đủ phương tiện để sẵn sàng làm việc từ xa.

6. Vệ sinh nơi ở, giữ nhịp sinh hoạt bình thường

Nhịp sống cần được cân bằng và nơi ở cần được thường xuyên vệ sinh để phòng chống khả năng lây lan của dịch bệnh
Không gian sống của bạn sẽ cần thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Hãy đảm bảo rằng mọi góc trong nhà đều được hút bụi thường xuyên, các tay nắm cửa, lan can cầu thang cần được sát khuẩn. Khi ra ngoài, cũng nên cẩn thận và hạn chế tiếp xúc với tay vịn cầu thang, máy tính, điện thoại di động hay bất cứ vật nào có thể cầm trực tiếp bằng tay. Cố gắng giữ vững nhịp sinh hoạt như bình thường, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý để cơ thể tăng sức đề kháng và tinh thần cũng được cải thiện hơn.

Thời gian phong tỏa cách ly y tế là bao nhiêu lâu?

Trong vòng 01 giờ sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm COVID-19, hoạt động điều tra nhanh dịch tễ ca F0 phải được tiến hành kết hợp đánh giá thực địa để có cơ sở khoanh vùng phạm vi xử lý, thiết lập khu vực phong tỏa.

Đồng thời thực hiện khẩn công tác xác định các đối tượng tiếp xúc và xét nghiệm để xem xét phạm vi phong tỏa. Nếu xét nghiệm lần đầu tất cả đều cho kết quả âm tính và các F1 đều được đưa đi cách ly, thì xem xét thu hẹp phạm vi phong tỏa ngay. Nếu kết quả xét nghiệm lần đầu phát hiện thêm ca bệnh, cần điều tra lại tất cả các ca bệnh này để đánh giá nguy cơ.

Chỉ định phong tỏa ít nhất 14 ngày hoặc kéo dài thời gian hơn (tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh) khi phát hiện có lây nhiễm trong cộng đồng. Việc tổ chức lấy mẫu cần được thực hiện theo nhóm đối tượng nguy cơ để tránh lây nhiễm chéo, từng hộ gia đình (bắt đầu từ hộ nguy cơ thấp nhất) lần lượt được mời ra điểm lấy mẫu.

Tìm hiểu thêm tại Luật hành chính mới nhất

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây