Không chỉ có một loạt quy định mới liên quan đến tiêu chuẩn, chế độ với công chức cấp xã, Thông tư 13/2019/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 25/12/2019 hướng dẫn cụ thể về cách tính phụ cấp của Trưởng thôn và Tổ trưởng dân phố.
Contents
Hưởng phụ cấp từ ngân sách Nhà nước theo phương thức khoán
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP bao gồm: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.
Về mức phụ cấp đối của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận, tương tự như Nghị định 34, Thông tư 13 của Bộ Nội vụ quy định cách tính theo phương thức khoán.
Theo khoản 1 Điều 13 của Thông tư này:
“Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố.”
Mức khoán phụ cấp cụ thể như sau:
– Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng => Mức khoán quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 3 = 4.470.000 đồng/tháng.
Cũng theo khoản 1 Điều 13:
“Riêng với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo, mức khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.”
Mức khoán phụ cấp cụ thể như sau:
– Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng => Mức khoán quỹ phụ cấp là 1.490.000 đồng x 5 = 7.450.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Tại mỗi địa phương, mức khoán quỹ phụ cấp nêu trên có thể được chia đều hoặc không chia đều cho từng người.
Ví dụ, như tại TP. Hồ Chí Minh, với tổng mức phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở, dự kiến Bí thư chi bộ được hưởng 1,1 lần mức lương cơ sở; Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng 1 lần mức lương cơ sở; Trưởng ban công tác mặt trận được hưởng 0,9 lần mức lương cơ sở (theo dự thảo Nghị quyết chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn TP.HCM).
Có cơ hội tăng thêm thu nhập ngoài phụ cấp hàng tháng
Đáng chú ý, khoản 2 Điều 13 của Thông tư 13/2019/TT-BNV cũng nêu:
UBND cấp tỉnh được trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đối với người hoạt động không chuyên trách; người trực tiếp tham gia vào hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài mức khoán nêu trên.
Tuy nhiên, phải đảm bảo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 163/2016, tức là trước khi quyết định về chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trực tiếp.
Theo quy định trên, ngoài mức khoán phụ cấp như nêu trên, các địa phương có thể xem xét, quyết định các chế độ khác cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Như vậy, các đối tượng này có thêm cơ hội để tăng thu nhập ngoài phụ cấp được khoán hàng tháng do Ngân sách Nhà nước chi trả.
- Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất đang áp dụng
- Phụ cấp ưu đãi nghề và mức hưởng phụ cấp
- Khi nào công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.