Quản lý nhà nước về đối ngoại

0
32

Hoạt động đối ngoại là lĩnh vực hoạt động hết sức quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia. Trong thế giới hiện đại và bối cảnh quá trình toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ thì hoạt động đối ngoại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nói cách khác, quản lý nhà nước về đối ngoại là tổng thể các hoạt động và quan hệ của một nước với bên ngoài.

Quản lý về hoạt động đối ngoại

1 – Khái niệm và những nguyên tắc hoạt động đối ngoại

Công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, có thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giói. Các hoạt động đó được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh… hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.

Các hoạt động đối ngoại có thể do cơ quan Đảng, Nhà nước, có thể do tổ chức xã hội tiến hành hoặc cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội phối hợp cùng thực hiện.

Các hoạt động đối ngoại được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính nhất quán, tính khoa học, đảm bảo lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Những nguyên tắc chủ yếu là:

– Các hoạt động đối ngoại được tiến hành dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản lí tập trung của Nhà nước trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và tính chủ động của các ngành, các cấp trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến đối ngoại, bảo đảm có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ.

– Các hoạt động đối ngoại được tiến hành dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản lí tập trung của Nhà nước trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và tính chủ động của các ngành, các cấp trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến đối ngoại, bảo đảm có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ.

– Các hoạt động đối ngoại phải xuất phát từ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình và hợp tác, chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hoá… với các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị-xã hội, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

– Các hoạt động đối ngoại được tiến hành trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại thông qua thương lượng, góp phần củng cố hoà bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển.

– Kết hợp giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, hoạt động ngoại giao của Nhà nước với hoạt động đối ngoại nhân dân; giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; hoạt động đối ngoại và hoạt động quốc phòng, an ninh; thông tin trong nước và thông tin đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp trên lĩnh vực công tác đối ngoại.

Xem thêm: Phân tích quản lý nhà nước về đối ngoại

Xem thêm: Hoạt động đối ngoại và những vấn đề lưu tâm

Quản lý về hoạt động đối ngoại

2 – Khái niệm quản lí nhà nước về đối ngoại

Quản lí nhà nước về đối ngoại là hoạt động quản lí do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tiến hành trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế đối ngoại và các hoạt động đối ngoại khác, tức là quản lí tất cả các hoạt động và quan hệ do các cơ quan, tổ chức của Việt Nam thực hiện với các nước, các tổ chức nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực.

Các hoạt động đối ngoại do Chính phủ thống nhất quản lí. Trong lĩnh vực này, Chính phủ có những quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể sau đây:

– Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi; quyết định các chủ trương và biện pháp lớn để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lại ích quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thống nhất quản lí nhà nước về công tác đối ngoại;

– Trình Chủ tịch nước quyết định việc kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và trình Chủ tịch nước phê chuẩn việc kí kết, gia nhập điều ước quốc tế do Chính phủ kí nhân danh Nhà nước; đàm phán, kí, phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.

– Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách cụ thể về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, giáo dục và các lĩnh vực khác với các nước và các tổ chức quốc tế; mở rộng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

      – Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan đại diện của nước ta tại nước ngoài và tại các tổ chức quốc tế; bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; quản lí hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

– Quyết định chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, vận động bà con hướng về quê hương, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, phát huy vai trò “cầu nối” hữu nghị và hợp tác giữa các nước mà họ đang sinh sống với Việt Nam; thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lí và trực tiếp tiến hành các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

Trong hoạt động đối ngoại, các bộ, cơ quan ngang bộ có những quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

– Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ vói nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc kí kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ.

– Tổ chức đàm phán, kí điều ước quốc tế theo uỷ quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lí nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.

– Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; kí kết và tổ chức thực hiện thoả thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan.

 – Quyết định chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, vận động bà con hướng về quê hương, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, phát huy vai trò “cầu nối” hữu nghị và hợp tác giữa các nước mà họ đang sinh sống với Việt Nam; thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Xem thêm: Ngành Luật Hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lí và trực tiếp tiến hành các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

Trong hoạt động đối ngoại, các bộ, cơ quan ngang bộ có những quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

– Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc kí kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ.

– Tổ chức đàm phán, kí điều ước quốc tế theo uỷ quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lí nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.

– Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; kí kết và tổ chức thực hiện thoả thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan.

Tổng hợp từ “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – Chủ biên: TS. Trần Minh Hương 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây