Quyết định hành chính là gì? Đặc điểm của nó ra sao?

0
1239

Trong thời gian qua, quyết định hành chính đã phát huy được vai trò nhất định của mình trong quản lí hành chính nhà nước, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy công cuộc đổi mới. Vậy quyết định hành chính là gì?

Quyết định hành chính
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quyết định hành chính là gì?

Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân nhà nước được Nhà nước trao quyền thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách.

Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định.

Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính nói chung và vấn đề về quyết định hành chính nói riêng đều có thể được hỗ trợ, tư vấn bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Đặc điểm của quyết định hành chính

Quyết định hành chính cũng là một loại của quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm riêng biệt thì nó còn mang một số đặc điểm chung nhất định như:

(i) Khác với các loại văn bản thông thường, Quyết định hành chính nói riêng và Quyết định pháp luật nói chung đều mang tính quyền lực nhà nước.

Do vậy, không phải bất cứ cá nhân tổ chức nào cũng được quyền ban hành ra Quyết định hành chính, mà chỉ những cơ quan, cá nhân được nhà nước trao quyền mới được ban hành ra Quyết định trong một số trường hợp nhất định

Tính quyền lực nhà nước ở trong các Quyết định hành chính nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung trong Quyết định trên thực tế, nếu không chấp hành thì sẽ có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế

(ii) Ngoài việc mang tính quyền lực nhà nước thì Quyết định hành chính còn mang tính chất pháp lý cao.

  • Sự xuất hiện của Quyết định hành chính đã tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, nó có thể đưa ra các biện pháp hoặc chủ trương trong việc quản lý hoạt động hành chính
  • Đồng thời Quyết định hành chính có thể làm xuất hiện quy phạm pháp luật mới, thay đổi hoặc hủy bỏ những quy phạm pháp luật đã tồn tại trước đó.
  • Việc ban hành Quyết định hành chính có thể làm phát sinh hoặc chấm dứt một mối quan hệ pháp luật

(iii) Quyết định hành chính có giá trị pháp lý thấp hơn Luật, là những văn bản dưới Luật. Tức là một Quyết định hành chính được ban hành phải đảm bảo về hình thức, nội dung phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã có hiệu lực trước đó.

(iv) Về chủ thể ban hành Quyết định hành chính khá là đa dạng. Những cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều có quyền ban hành các quyết định hành chính tùy thuộc vào thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật

(v) Mục đích và nội dung của Quyết định hành chính rất đa dạng, không riêng về một vấn đề nhất định nào đấy.

Còn về nội dung của Quyết định hành chính thì phụ thuộc vào thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức ban hành.

Trên thực tế, Quyết định hành chính sẽ có nhiều tên gọi khác như: Nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư…

Nội dung liên quan: Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định khác

Phân loại các quyết định hành chính

(i) Căn cứ vào tính chất pháp lý

Dựa vào căn cứ này thì quyết định hành chính được chia thành quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.

  • Quyết định chủ đạo là loại quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lí hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định. Chính vì vậy mà thẩm quyền ra các quyết định chủ đạo này thường thuộc về những chủ thể có vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính, về hình thức thì nhũng quyết định thuộc loại này thường là nhũng nghị quyết.

Ví dụ như Nghị quyết Chính phủ số 38/CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.

  • Quyết định quy phạm: Ban hành quyết định quy phạm là hoạt động mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp, bởi lẽ một trong những biểu hiện của quyền hành pháp đó là hoạt động lập quy. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể trong hệ thống hành chính nhà nước sẽ ban hành những quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hoá luật, pháp lệnh để quản lí xã hội trên từng lĩnh vực, vì vậy quyết định quy phạm có ý nghĩa và vai trò rất đặc biệt trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, văn bản hành chính nói riêng. Với nội dung là những quy tắc xử sự, xác định các quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lí, trong đó các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là những nghị quyết, nghị định.

Căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là các quyết định và chỉ thị.

Ví dụ: Nghị quyết của Chính- phủ số 03/CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại; Nghị định của Chính phủ số 04/CP ngày 11/2/2000 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 21/QĐ-TTg ngày 16/2/2000 về việc chỉ định thầu đối vói cồng tác xây dựng, tu bổ đê điều; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 29/CT-TTg ngày 25/8/1998 về tăng cường công tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

Tìm hiểu thêm: Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm hành chính

(ii) Quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ

Theo quy định của pháp luật thì bộ là cơ quan quản Ịí nhà nước có thẩm quyền chuyên môn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh,vực chuyên môn do mình quản lí. Để thực hiện quyền lực đó, người đứng đầu mỗi bộ, cơ quan ngang bộ đều có quyền ra các quyết’định hành chính dưới hình thức là nhũng quyết định, chỉ thị và thông tư.

Ví dụ: Quyết định của Bộ khoa học – công nghệ và môi trường số 2265/1999/QĐ-BKHCNMT về việc  quan nhà nước khác nhau, thậm chí còn có cả sự phối hợp của tổ chức xã hội. Dĩ nhiên, những loại quyết định loại này không nhiều so với những quyết định trên. Quyết định hành chính liên tịch có hình thức là những thông tư liên tịch, nghị quyết liên tịch.

Ví dụ: Thông tư liên tịch của Bộ nội vụ và Bộ ngoại giao số 02-1998/TTLT/BNV-BNG hướng dẫn thực hiện Quyết định Thủ tướng Chính phủ số 957/QĐ-TTg về cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam xuất cảnh nhưng không về đúng hạn.

Tìm hiểu thêm các quy định về Luật Hành chính Việt Nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây