Sau khi ly hôn, có được đổi họ của con sang họ mẹ?

0
280

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào quý luật sư. Tôi có chút câu hỏi như sau: Tôi có người bạn gái đã lấy chồng, có hai con chung, nhưng do kém may mắn nên đã ly dị được 3 năm, khi giải quyết, toà chấp nhận cho cô ý được nuôi hai con và hàng tháng người bố phải chu cấp đầy đủ theo thoả thuận hai bên đến khi con đủ 18 tuổi.

Nhưng do chưa có tháng nào người chồng cũ đưa đủ số tiền đã thoả thuận, mà tháng nào cũng thiếu 500 – 1 triệu, nay tôi đang muốn 2 cháu chuyển từ họ của người chồng cũ sang họ của tôi là ba dượng hoặc chuyển sang họ mẹ, vì lý do không muốn mang họ bố. Liệu có được không và cần giấy tờ gì liên quan cũng như cần xác nhận của ba cháu bé không? Chính vì lý do này, nên tôi xin đề nghị quý công ty cho lời khuyên cũng như cách giải quyết! Cảm ơn quý công ty đã giúp đỡ!

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền thay đổi họ nhu sau:

“Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.

Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, theo quy định trên, một trong những trường hợp thay đổi họ của cá nhân là thay đổi họ cho con từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ, trong trường hợp thay đổi cho con chưa thành niên thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ và đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó.

Do đó, trong trường hợp của bạn, mẹ của con vẫn có quyền đổi họ cho con sang họ của mẹ theo quy định của pháp luật dân sự, tuy nhiên, phải có sự đồng ý của người cha về việc thay đổi họ cho con.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây