Thẩm định giá là gì?

0
170

Thẩm định giá là hoạt động diễn ra khá thường xuyên trên thị trường hiện nay. Bạn đọc cần tìm hiểu thông tin thẩm định giá là gì? Đặc điểm cụ thể của thẩm định giá được gì định như thế nào? Mục đích vai trò của thẩm định giá trong cuộc sống là gì? Đọc ngay bài viết này để giải đáp những thắc mắc trên.

Thẩm định giá là gì
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thẩm định giá là gì?

Để tìm hiểu thẩm định giá là gì, đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu định giá theo quy định pháp luật. Định giá là việc cơ quan nhà nước /tổ chức/cá nhân sản xuất, kinh doanh có thẩm quyền, có nghiệp vụ chuyên môn theo quy định pháp luật tiến hành xác định giá cho một hoặc nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động này phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể.

Vậy Thẩm định giá là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 15, Điều 4 Luật giá 2012 Thẩm định giá được định nghĩa là việc cơ quan/tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định pháp luật tiến hành xác định giá trị bằng tiền của một hay nhiều loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự. Việc xác định giá trị của tài sản này phải phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm cụ thể, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Thẩm định giá được xác định dựa trên nhiều căn cứ nên hoạt động này mang tính khách quan hơn so với thẩm định giá.

Khái niệm thẩm định giá theo Luật Giá 2012 là sự bao quát về chủ thể, đối tượng và bản chất của việc thẩm định giá. Đồng thời định nghĩa này cũng phù hợp với định nghĩa của giới chuyên môn nước ngoài đã đưa ra và đồng thời cũng phù hợp với giao dịch thẩm định giá tại nước Việt Nam. Căn cứ để xem xét thẩm định giá trị tài sản là địa điểm, thời điểm, tiêu chuẩn thẩm định đánh giá.

Thẩm định giá tiếng anh là gì?

Thẩm định giá là một thuật ngữ pháp lý chuyên ngành rất thường xuyên được sử dụng. Vậy thẩm định giá tiếng anh là gì? Thẩm định giá là một danh từ tiếng anh có thể viết là: Valuation/Appraisal.

Xem thêm về Thẩm định

Đặc điểm của thẩm định giá

Thẩm định giá là một trong những khái niệm pháp lý thường xuyên sử dụng. Thẩm định giá cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt với nhiều loại thẩm định khác, bao gồm các đặc điểm sau:

Chủ thể tiến hành thẩm định giá

Căn cứ theo quy định pháp luật về giá, chủ thể tiến hành thẩm định giá yêu cầu là cơ quan/tổ chức/cá nhân có thẩm quyền và có chuyên môn nghiệp vụ theo quy định pháp luật. Nghĩa là, không phải chủ thể nào cũng có thể tiến hành việc thẩm định giá mà phải là những chủ thể có chức năng, thẩm quyền mới được định giá tài sản. Nếu cơ quan/tổ chức/cá nhân không có chức năng nhiệm vụ thực hiện việc thẩm định giá thì kết quả của việc thẩm định giá do những chủ thể đó tạo ra sẽ không có giá trị về mặt pháp lý.

Nội dung của việc thẩm định giá 

Để phân biệt với nhiều loại thẩm định khác như thẩm định theo Luật xây dựng thì nội dung thẩm định giá theo quy định của Luật giá là phải xác định loại tài sản cụ thể thông qua giá trị là tiền được căn cứ dựa trên nhiều yếu tố.  Vì vậy thẩm định là đánh giá giá trị của tài sản một cách khách quan độc lập dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Để xác định đúng giá trị của loại tài sản nhất định đòi hỏi chủ thể thẩm định bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn còn cần phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường ở thời điểm thẩm định giá.

Đối tượng của thẩm định giá

Từ khái niệm của thẩm định giá thì chúng ta có thể nhìn ra, đối tượng của thẩm định giá chính là tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Theo khái niệm thông thường có thể hiểu tài sản của một cá nhân/tổ chức là chỉ tính sở hữu của họ đối tài sản đó. Thực tế cho thấy, hoạt động thẩm định giá hiện nay hướng đến những tài sản có thể định giá quy về giá trị của tiền. Đồng thời, tài sản đó cũng phải đáp ứng điều kiện được phép lưu thông trên thị trường thì mới có khả năng tiến hành thẩm định giá.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá là gì? Yếu tổ ảnh hưởng, xác định của hoạt động thẩm định giá, bao gồm: địa điểm cụ thể, thời điểm nhất định, mục đích thẩm định, tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản. Những yếu tố trên sẽ trở thành căn cứ xác định giá trị của tài sản tại một thời gian không gian nhất định. Bất kì loại hàng hóa, tài sản nào khi lưu thông trên thị trường cũng phải chịu sự chi phối của những yếu tố này. Giá trị của tài sản luôn thay đổi, cập nhật một cách liên tục.

Nội dung khác: Thẩm định giá đồ cổ

Mục tiêu của thẩm định giá là gì?

Thị trường kinh tế ngày càng phát triển, giá trị của nhiều mặt hàng, tài sản cũng có sự thay đổi đáng kể qua từng năm. Việt Nam cũng đã và đang trong quá trình hội nhập thị trường quốc tế. Sự hội nhập này đem lại nhiều thuận lợi phát triển về kinh tế, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn, thách thực được đặt ra. Nhu cầu về thẩm định giá và nhận thức về vấn đề này dần trở thành vấn đề thiết yếu đối với các doanh nghiệp/cá nhân, nhà đầu tư… Vì vậy mục tiêu của thẩm định giá có thể kể đến như sau:

  • Thẩm định giá đúng giá trị trên thị trường góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển công khai, lành mạnh;
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trong khu vực Đông Nam Á và thế giới;
  • Tư vấn về giá trị tài sản/giá cả tài sản và các bên liên quan và công chứng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán, đầu tư, đánh thuế, bảo hiểm, cho vay tài sản;
  • Định giá đúng giá thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất.
  • Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

Xem thêm các nội dung liên quan tại Luật hành chính

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây