Thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường

0
688

Quản lý thị trường là ai? Bài viết sau sẽ cung cấp những kiến thức pháp lý về thẩm quyền của Cơ quan quản lý thị trường cũng như của lực lượng quản lý thị trường các cấp.

(Thẩm quyền của quản lý thị trường – Tham quyen cua quan ly thi truong) Quản lý thị trường là ai? Có những quyền và nghĩa vụ gì? Chức năng là gì? Rất nhiều cá nhân, tổ chức đã từng bị cơ quan quản lý thị trường xử phạt nhưng chưa hẳn đã trả lời được các câu hỏi trên. Bài viết sau sẽ cung cấp những kiến thức pháp lý về thẩm quyền của Cơ quan quản lý thị trường cũng như của lực lượng quản lý thị trường các cấp.

1.  Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào các văn bản:
–    Nghị định 10/CP  về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường.
–    Nghị định 27/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/CP về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường.

2.  Hệ thống tổ chức quản lý thị trường

–    Ở Trung ương: có Cục Quản lý thị trường trực thuộc bộ Thương mại, do Cục trưởng phụ trách. Cục quản lý thị trường có cơ quan đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
–    Ở tỉnh: Có Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại, do Chi cục trưởng (đồng thời là Phó giám đốc Sở Công thương) phụ trách
–    Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: có Đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên tỉnh, do Đội trưởng phụ trách.

3. Thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường

–    Thẩm quyền chung:
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
–    Thẩm quyền riêng:
•    Cục quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
–    Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách chế độ trong lĩnh vực này. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại.
–    Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường ở các cấp
–    Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại để giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có nội dung trái pháp luật về quản lý thị trường trong hoạt động thương mại.
–    Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử phạt hành chính theo thẩm quyền các vụ vi phạm trong hoạt động thương mại.
–    Thường trực giúp Bộ chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các Cơ quan nhà nước ở các ngành, các cấp có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
–    Giúp Bộ theo dõi, quản lý tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, ấn chỉ của lực lượng quản lý thị trường, hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan, công chức quản lý thị trường ở địa phương, đề nghị
•    Chi cục quản lý thị trường
Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể là:
–    Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường; phát hiện hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường và các hành vi kinh doanh trái phép khác.
–    Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm quy định về thương nhân và hoạt động thương mại theo Luật Thương mại, như: Kinh doanh không có giấy CNĐKKD hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy CNĐKKD; Hoạt động thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc bị tước quyền; Không có trụ sở hoặc cửa hàng, cửa hiệu thương mại; không có biển hiệu hoặc biển hiệu trái với nội dung, được ghi trong giấy CNĐKKD; Đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh không có giấy phép hoặc Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trái với nội dung được ghi trong giấy phép; Kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại mà pháp luật cấm kinh doanh; Vi phạm về điều kiện kinh doanh đối với những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.  Vi phạm các quy định của Nhà nước về thực hiện khung giá, mức giá; niêm yết giá hàng hoá, giá dịch vụ thương mại; Không thông tin đầy đủ về tính năng và công dụng của hàng hoá, gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng; Vi phạm các qui định về ghi nhẫn hàng hoá; Vi phạm các quy định của Nhà nước về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại; Vi phạm các quy định về thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ trong mua – bán và lưu thông hàng hoá; Các hành vi gian lận, lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại; Vi phạm các quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp; Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại; Các hành vi chống Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ.
–    Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường từng thời kỳ báo cáo Sở quyết định; tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chi cục, các vụ việc do các Đội quản lý thị trường chuyển lên, chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Đối với các vụ việc ngoài thẩm quyền thì Chi cục trưởng báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Cục trưởng Cục Quản lý thị trường xử lý.
–    Trực tiếp điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động, kiểm tra việc chấp hành quy chế công tác quản lý thị trường của các Đội Quản lý thị trường và Kiểm soát viên thị trường.
–    Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật thương mại; kiến nghị với UBND tỉnh các biện pháp đảm bảo việc thi hành pháp luật thương mại và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường.
–    Làm chức năng thường trực giúp Giám đốc Sở chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương chống buôn lậu, chống sản xuất – buôn bán hàng giả, hàng cấm và các hoạt động kinh doanh trái phép khác diễn ra ở địa phương.
–    Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các đơn thư khiếu nại, tố cáo về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường và các hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm soát viên thị trường.
–    Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt động kiểm tra,kiểm soát thị trường tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
–    Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm soát viên; quản lý tài chính, tài sản, ấn chỉ được giao theo quy định; xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết cho hoạt động của toàn Chi cục và quản lý quĩ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật của lực lượng Quản lý thị trường địa phương.
•    Đội quản lý thị trường

Đội Quản lý thị trường là đơn vị trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường. Đội thực hiện các nhiệm vụ sau:
–    Phát hiện kiểm tra hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường;kiểm tra việc thực hiện đăng ký kinh doanh và chấp hành nội dung đã đăng ký;kiểm tra việc chấp hành các quy định về thương nhân và hoạt động thương mại,phát hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của Chi cục Quản lý thị trường
–    Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật thương mại theo thẩm quyền. Trong trường hợp vượt thẩm quyền của Đội thì báo cáo Chi cục trưởng xử lý.
–    Phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn được phân công để kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến nhiều lĩnh vực.
–    Đề xuất với Chi cục để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp quản lý thị trường, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn; những bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật thương mại cần được sửa đổi, bổ sung.
–    Tổng hợp tình hình thị trường trên địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
–    Kiểm tra hoạt động của Kiểm soát viên về thực hiện qui chế công tác và chấp hành các qui định của pháp luật về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
–    Quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức của Đội theo phân cấp quản lý; quản lý tài chính, tài sản, phương tiện hoạt động, ấn chỉ, lưu trữ hồ sơ vụ việc theo quy định.

4. Thẩm quyền của lực lượng quản lý thị trường các cấp

Công chức thuộc biên chế của cơ quan quản lý thị trường các cấp có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Quyền hạn
–    Được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết liên quan trực tiếp đến việc kiểm tra; được quyền kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thương mại tại hiện trường nơi sản xuất, cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; sổ sách, chứng từ, hoá đơn, hợp đồng và các giấy tờ có liên quan khác;
–    Được quan hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xác minh, thu thập tình hình,số liệu, chứng cứ phục vụ cho công tác kiểm tra;
–    Yêu cầu các cơ quan chức năng giám định tang vật vi phạm trong trường hợp cần thiết;
–    Lập biên bản kiểm tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết;
–    Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền và theo các quy định của pháp luật.
Trách nhiệm
–    Tuân thủ pháp luật, quy chế công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.
–    Khi tiến hành việc kiểm tra phải xuất trình thẻ kiểm tra thị trường; Trong trường hợp pháp luật quy định việc thanh tra, kiểm tra phải có quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền thì đồng thời với việc xuất trình thẻ kiểm tra phải xuất trình quyết định kiểm tra.
–    Thực hiện đúng thủ tục thanh tra, kiểm tra, không gây phiền hà sách nhiễu, cản trở hoạt động thương mại bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của thương nhân;
–    Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền kết quả thanh tra, kiểm tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây