Thẩm quyền thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

0
235

Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kĩ thuật soạn thảo đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thẩm quyền thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kĩ thuật soạn thảo đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật.

Thẩm định là khâu bắt buộc trong quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Kết quả thẩm định có tính chất tư vấn cho Chính phủ trước khi Chính phủ trình dự án, dự thảo (do Chính phủ chủ trì hoặc cơ quan khác chủ trì soạn thảo) lên cơ quan có thẩm quyền ban hành (Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội) hoặc trước khi Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

Pháp luật của phần lớn các nước trên thế giới đều quy định Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm chính tiến hành hoạt động thẩm định (như Thụy Điển; Phần Lan, Cộng hoà Liên bang Đức; Cộng hoà Liên bang Nga:…). Tuy nhiên, cũng có những nước cơ quan chính có thẩm quyền thẩm định văn bản quy phạm pháp luật không phải là Bộ Tư pháp mà là tổ chức độc lập thuộc Chính phủ như Tham chính Viện của Cộng hoà Pháp.

Quốc hội thông qua hoặc để Chính phủ ban hành theo thẩm quyền.

Những loại dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải qua trình tự thẩm định là: dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

Nội dung thẩm định bao gồm:

1. Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định; đối tượng và phạm vì điều chỉnh của dự án, dự thảo;

2. Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật;

3. Tính khả thi của văn bản;

4. Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo; ngôn ngữ, soạn thảo văn bản. gữ, kĩ thuật

Sự phù hợp của các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập, tuy không phải là một yêu cẩu bắt buộc thuộc nội dung cần thẩm định theo pháp luật hiện hành nhưng trên thực tế thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta, cơ quan thẩm định (Bộ Tư pháp) thường cũng lưu ý xem xét khía cạnh này của văn bản để góp ý với ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện nội dung của dự án, dự thảo.

Theo Điều 1, Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-TTG ngày 10/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ: “Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của dự án, dự thảo nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật”.

Thẩm tra và thẩm định là những hoạt động tương tự nhau về chuyên môn nhưng có một số điểm khác biệt. Mọi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều được thẩm định nhưng riêng đối với các dự án văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn được thẩm tra bởi các cơ quan chuyên trách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Về phạm vi, thẩm tra và thẩm định đều xem xét tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo, bên cạnh đó thẩm định còn xem xét về sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, kĩ thuật soạn thảo văn bản; thẩm tra còn xem xét về tính chính trị, tính hợp lí và tính khả thi của dự thảo.

Nguyên tắc thẩm tra, thẩm định là bảo đảm tính khách quan và khoa học; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định dự án, dự thảo; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ tư pháp, phối giữa Bộ tư pháp với cơ quan liên quan; bảo đảm sự trao đổi, thảo luận tập thể trong đơn vị được giao thẩm định dự án, dự thảo.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, cơ quan. Dưới đây là các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

– Bộ tư pháp;

– Pháp chế bộ, ngành;

– Cơ quan chủ trì soạn thảo;

– Hội đồng thẩm định;

– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây