Thế nào là quy phạm pháp luật hành chính ?

0
351
Trong quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí nhà nước cần đến quy phạm pháp luật để định ra các khuôn mẫu xử sự chung cho nhiều cá nhân, tổ chức (đối tượng quản lý) trong những tình huống được dự liêu trước và có thể lặp lại nhiều lần trong thực tiễn.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế nào là quy phạm pháp luật hành chính ?

Những quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quản hệ quản lí hành chính nhà nước là các quy phạm pháp luật hành chính. Do đó, có thể hiểu: Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lí hành chính nhà nước.

Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính

+ Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lí khác nhau.

Do phạm vi điều chỉnh rất rộng và tính chất đa dạng về chủ thể ban hành, nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn. Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước và chung cho các ngành, lĩnh vực quản lí nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lí hay trong một địa phương nhất định. Mặt khác, cũng có những quy phạm được áp dụng chung đối với cả cá nhân và tổ chức, có những quy phạm chỉ được áp dụng đối với cá nhân hoậc chỉ được áp dụng đối với tổ chức.

+ Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lí nhất định.

Mặc dù các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lí khác nhau nhưng do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước mà các quy phạm này cần phải hợp thành một hệ thống.

Nguyên tắc ban hành quy phạm pháp luật hành chính

– Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành,

Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất. Do đó, đòi hỏi các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng ý chí hay sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước cấp trên. Sự phục tùng đó trước hết là đối với các văn bản quy phạm pháp luật do

Bộ, cơ quan ngang bộ khi ban hành các quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong ngành hay lĩnh vực mình phụ trách, phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm và thẩm quyền kiểm tra, phát hiện, xử lí các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ.

Xem thêm: Các loại thủ tục hành chính đang áp dụng hiện nay

Ví dụ: “Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ… trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ”. Xem: Khoản 2 Điều 165 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

– Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành phải phù hợp vớii nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập thể cơ quan đó ban hành.

Trong số các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chính phủ và Toà án nhân dân tối cao là các cơ quan vừa có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo phương thức thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao) và theo phương thức người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền độc lập ban hành (quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao). Tuy các văn bản nêu frên có phạm vi điều chỉnh khác nhau song để bảo đảm tính thống nhất của các quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành và đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ, người đứng đầu các cơ quan nêu trên phải bảo đảm sự phù hợp về nội dung và mục đích của các quy phạm pháp luật hành chính do mình ban hành với các quy phạm pháp luật do tập thể cơ quan đó ban hành.

Việc tuân thủ nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sự thể hiện ý chí nhà nước một cách nhất quán, đầy đủ và chặt chẽ trong công tác ban hành quy phạm pháp luật hành chính.

Nội dung cơ bản của các quy phạm pháp luật hành chính

– Xác định thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước.

– Quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của đối tượng quản lí hành chính nhà nước.

– Quy định cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.

– Quy định thủ tục hành chính.

– Quy định vi phạm hành chính.

– Quy định các biện pháp khen thưởng và cương chế hành chính.

Xem thêm:   Quy định pháp luật về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Quy phạm hành chính được phân loại như thế nào ?

Căn cứ vào mối quan hệ được điều chỉnh, quy phạm hành chính bao gồm:

+ Quy phạm nội dung

là loại quy phạm được ban hành để quy định nội dung quyền và nghĩa vụ có các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Các quy phạm này được ban hành chủ yếu để quy định về địa vị pháp lí hành chính của các chủ thể tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước.

Ví dụ: Quy định về thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp hay quy định về nghĩa vụ quân sự của công dân …

+ Quy phạm thủ tục

Là loại quy phạm được ban hành để quy định những thủ tục cần thiết mà các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước phải tuân theo khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình do các quy phạm pháp luật nội dung quy định. Ví dụ: Các quy phạm quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, …

Các quy phạm nội dung phải được thực hiện theo những thủ tục nhất định do quy phạm thủ tục quy định. Do đó, nếu có quy phạm nội dung nhưng không có quy phạm thủ tục tương ứng hay quy phạm thủ tục tương ứng không phù hợp với mục đích của quy phạm nội dung thì sẽ làm mất hoặc giảm sút hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hành chính nói chung và của các quy phạm nội dung nói riêng.

– Căn cứ vào hiệu lực pháp lí về thời gian có thể chia thành:

+ Quy phạm áp dụng lâu dài là loại quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không ghi thời hạn áp dụng.

Ví dụ: Luật thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012 là văn bản có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính chỉ có hiệu lực pháp lí trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội.

Việc phân loại quy phạm pháp luật hành chính theo hiệu lực pháp lí về không gian nêu trên chỉ mang tính tương đối. Vì nếu căn cứ vào hiệu lực pháp lí về đối tượng áp dụng của các quy phạm thì chúng ta sẽ thấy có những quy phạm phăp luật hành chính của Việt Nam được áp dụng đối vối công dân và tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Với mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây