Thế nào là quyết định hành chính ? Đặc điểm của quyết định hành chính

0
188

Quyết định pháp luật được chia thành quyết định lập pháp, quyết định hành chính và quyết định tư pháp. Trong thời gian qua, quyết định hành chính đã phát huy được vai trò nhất định của mình trong quản lí hành chính nhà nước, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy công cuộc đổi mới.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quyết định hành chính là gì?

  • Định nghĩa theo từ điển Luật học

Theo Từ điển Luật Học: “Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân nhà nước được Nhà nước trao quyền thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.

Xem thêm: Phân tích tính hợp lý và tính hợp pháp của quyết định hành chính

  • Phân tích khái niệm

Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định.

Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.

Xem thêm:   Phân loại quyết định hành chính

Đặc điểm của quyết định hành chính?

Quyết định hành chính cũng là một loại của quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm riêng biệt thì nó còn mang một số đặc điểm chung nhất định như:

– Khác với các loại văn bản thông thường, Quyết định hành chính nói riêng và Quyết định pháp luật nói chung đều mang tính quyền lực nhà nước.

Do vậy, không phải bất cứ cá nhân tổ chức nào cũng được quyền ban hành ra Quyết định hành chính, mà chỉ những cơ quan, cá nhân được nhà nước trao quyền mới được ban hành ra Quyết định trong một số trường hợp nhất định

Tính quyền lực nhà nước ở trong các Quyết định hành chính nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung trong Quyết định trên thực tế, nếu không chấp hành thì sẽ có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế

– Ngoài việc mang tính quyền lực nhà nước thì Quyết định hành chính còn mang tính chất pháp lý cao.

+ Sự xuất hiện của Quyết định hành chính đã tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, nó có thể đưa ra các biện pháp hoặc chủ trương trong việc quản lý hoạt động hành chính

+ Đồng thời Quyết định hành chính có thể làm xuất hiện quy phạm pháp luật mới, thay đổi hoặc hủy bỏ những quy phạm pháp luật đã tồn tại trước đó.

+ Việc ban hành Quyết định hành chính có thể làm phát sinh hoặc chấm dứt một mối quan hệ pháp luật

– Quyết định hành chính có giá trị pháp lý thấp hơn Luật, là những văn bản dưới Luật. Tức là một Quyết định hành chính được ban hành phải đảm bảo về hình thức, nội dung phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã có hiệu lực trước đó
– Về chủ thể ban hành Quyết định hành chính khá là đa dạng. Những cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều có quyền ban hành các quyết định hành chính tùy thuộc vào thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật
– Mục đích và nội dung của Quyết định hành chính rất đa dạng, không riêng về một vấn đề nhất định nào đấy.

Trên thực tế, Quyết định hành chính sẽ có nhiều tên gọi khác như: Nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư…

Còn về nội dung của Quyết định hành chính thì phụ thuộc vào thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức ban hành.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây