Thông tuyến tỉnh BHYT: Chuyển tuyến lên trung ương thế nào?

0
214

Từ ngày 01/01/2021, chính sách thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức được thực hiện. Theo đó, có nhiều thắc mắc về việc có được xin giấy chuyển tuyến trực tiếp từ tỉnh lên trung ương luôn được không?

Vi phạm hợp đồng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Về việc chuyển tuyến khám chữa bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT, cơ sở khám chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

(i) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;

(ii) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt, nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

(iii) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám chữa bệnh tuyến 4).

Căn cứ quy định trên, có thể thấy, bệnh viện tuyến dưới chỉ được chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nếu đáp ứng một trong các điều kiện trên.

Theo đó, việc chuyển tuyến chỉ được thực hiện khi không đảm bảo về điều kiện chuẩn đoán và chữa trị và phải chuyển tuyến lần lượt từ tuyến xã, huyện, tỉnh, trung ương.

Đặc biệt, căn cứ danh mục kỹ thuật được phê duyệt, nếu thấy bệnh viện tuyến tỉnh không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp với bệnh tình của bệnh nhân, bệnh viện tuyến huyện có thể trực tiếp chuyển người bệnh lên tuyến trung ương.

Điều trị nội trú tuyến tỉnh không cần xin giấy từ tuyến huyện

Từ 01/01/2021, việc thông tuyến tỉnh BHYT bắt đầu được triển khai, theo đó điều trị nội trú tuyến tỉnh không cần xin giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng như đúng tuyến. Nội dung này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014:

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến với tỷ lệ như sau:

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.

Như vậy, người tham gia BHYT tự ý đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh mà phải điều trị nội trú thì được thanh toán 100% mức hưởng đúng tuyến.

Đồng nghĩa với đó, không cần có giấy chuyển tuyến, người bệnh đi khám chữa bệnh tại bất kì bệnh viện tuyến tỉnh nào cũng được hưởng 100% mức hưởng đúng tuyến đối với chi phí điều trị nội trú.

Lưu ý, việc thanh toán khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh chỉ được áp dụng cho việc điều trị nội trú. Nếu khám chữa bệnh ngoại trú, người bệnh phải tự mình chi trả toàn bộ chi phí.

Thông tuyến tỉnh BHYT: Có được chuyển trực tiếp từ tỉnh lên trung ương?

Như đã phân tích ở trên, người bệnh tự đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh được thanh toán chi phí điều trị nội trú như đúng tuyến mà không cần giấy chuyển tuyến.

Tuy nhiên người tham gia BHYT không đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh có được đến bệnh viện tuyến tỉnh xin chuyển tuyến trực tiếp lên trung ương được không?

Câu trả lời là có thể. Bởi theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

“Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng trái tuyến, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”

Theo đó, nếu bệnh nhân tự đến khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh được chuyển lên trung ương mà được coi là đúng tuyến trong các trường hợp:

– Cấp cứu;

– Đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;

– Tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.

Như vậy, có thể thấy, việc thông tuyến tỉnh BHYT chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi về hưởng BHYT khi điều trị nội trú tuyến tỉnh. Còn vấn đề xin giấy chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trung ương vẫn được thực hiện như cũ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây