Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

0
253

Trường hợp nào thì được cấp lại giấy phép lao động? Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài?

trợ cấp thất nghiệp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Contents

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ một số trường hợp đặc biệt. Chính vì vậy mà việc bảo quản, giữ gìn loại giấy phép này càng trở nên quan trọng. Người lao động chỉ được cấp lai giấy phép lao động trong các trường hợp:
Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp giấy phép lao động được cấp trong trường hợp đặc biệt sau:
Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;
Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;
Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động.
Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động

Khi thuộc các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 14 Nghị định 11/2016/NĐ-CP:
Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Giấy phép lao động đã được cấp
Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh;
Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì phải có giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe và một trong các giấy tờ liên quan đến người nước ngoài;
Trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP thì phải có văn bản chứng minh người nước ngoài là chuyên gia hoặc nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc là lao động kỹ thuật.
Các giấy tờ trên là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động

Người lao động nước ngoài thuộc trường hợp cấp lại giấy phép lao động nộp hồ sơ theo quy định trên đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Đối với trường hợp người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động thì sau khi được cấp lại giấy phép lao động, người lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp lại giấy phép lao động đó.

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung thì bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại trong trường hợp sắp hết hạn sẽ theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này nhưng không quá 02 năm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây