Di chúc là gì? Quy định chi tiết về thủ tục chứng thực di chúc

0
114

Di chúc là gì? DI chúc có hiệu lực khi nào? Ai có thẩm quyền để thực hiện chứng thực di chúc? Trình tự thủ tục chứng thực di chúc theo quy định hiện nay như thế nào? 

chứng thực di chúc
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Di chúc là gì? Điều kiện có hiệu lực của di chúc?

Di chúc là gì? 

Căn cứ theo quy định tại điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết. 

Điều kiện có hiệu lực của di chúc 

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có hiệu lực cần đáp ứng một số các điều kiện sau: 

Người lập di chúc 

  • Là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự 
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc khi được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho lập di chúc. 

Ý chí của người lập di chúc

Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, cưỡng ép hoặc đe dọa. Đây được xem là điều kiện vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu lực pháp lý có di chúc.

Điều kiện về nội dung của di chúc 

Di chúc chứa đựng toàn bộ quyết định của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của người lập di chúc sau khi chết. 

Di chúc là một giao dịch dân sự, bởi vậy nó cần phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Nội dung của di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, không trai đạo đức xã hội. 

Điều kiện về hình thức

Di chúc được thể hiện ở một trong các hình thức như: bằng văn bản hoặc bằng lời nói ( bằng miệng)

  • Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý 
  • Đối với người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. 
  • Đối với di chúc miệng sẽ được coi là hợp pháp nếu người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất 02 người làm chứng và được họ ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng phải được công chứng hoặc chứng thực 

Ai có thẩm quyền chứng thực di chúc?

Căn cứ theo quy định tại điều 636 và điều 639 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc có thể thực hiện công chứng hoặc chứng thực di chúc tại: 

  • Phòng công chứng UBND xã/phường tại địa phương mình cư trú 
  • Văn phòng công chứng
Thẩm quyền chứng thực di chúc
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trình tự thủ tục chứng thực di chúc

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực tại UBND xã. Hồ sơ bao gồm: 

  • Dự thảo di chúc
  • Bản sao giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu vẫn còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực. Bạn cần có cả bản chính đi kèm để đối chiếu. 
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao các giấy tờ thay thế theo quy định của pháp luật đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó, trừ trường hợp mà người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa tính mạng thì sẽ cần phải xuất trình kèm  theo bản chính để đối chiếu. 

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Người thực hiện chứng thực hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ 1 cửa hoặc 1 cửa liên thông kiểm tra giấy tờ trong bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc. Nếu tại thời điểm yêu cầu chứng thực mà bộ hồ sơ đầy đủ đồng thời người lập di chúc là tự nguyện, minh mẫn, có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì việc chứng thực sẽ được tiến hành. 

Bước 3: Ký hồ sơ 

Người lập di chúc cần ký hồ sơ di chúc trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa hoặc 1 cửa liên thông. Trong trường hợp di chúc có từ 02 trang trở lên thì cần ký vào từng trang một. 

Nếu người lập di chúc không thể ký được thì phải điểm chỉ. Trong trường hợp không thể đọc, không thể nghe, không ký cũng không điểm chỉ được thì phải có hai người làm chứng. Người làm chứng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đồng thời không có quyền và lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch và do người yêu cầu chứng thực bố trí. Nếu người yêu cầu chứng thực di chúc không bố trí được thì phải đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng 

Bước 4: Ghi lời chứng và thực hiện chứng thực 

Người thực hiện chứng thực di chúc hoặc người tiếp nhận hồ sơ ghi lời chứng theo mẫu quy định. Người tiếp nhận hồ sơ phải ký vào từng trang của di chúc và ký vào dưới lời chứng theo quy định của luật hành chính nếu thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua bộ phận 1 cửa, 1 cửa liên thông. 

Người thực hiện chứng thực ký vào từng trang của di chúc, đồng thời ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. 

Đối với di chúc có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự từng trang, có đầy đủ chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực. Cuối trang của di chúc ghi số lượng trang và lời chứng. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây