Thủ tục tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

0
356

Thủ tục tạm giữ tang vật vi phạm hành chính, một trong các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính bao gồm những nội dung gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.

thủ tục tạm giữ tang vật vi phạm hành chính
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc tạm giữ tang vật vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính. 

Trường hợp được áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

Việc tạm giữ tang vật; phương tiện; giấy phép; chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

(i) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

(ii) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

(iii) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Việc tạm giữ tang vật; phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt; hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật; phương tiện bị tạm giữ.

Thẩm quyền áp dụng

Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật; phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Xem thêm: Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính

Thủ tục tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật; phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán; tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân; cảnh sát viên cảnh sát biển; bộ đội biên phòng; kiểm lâm viên; công chức hải quan; kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 24 giờ; kể từ khi lập biên bản; người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý; nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật; phương tiện bị mất; bán; đánh tráo hoặc hư hỏng; mất linh kiện; thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật; phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tang vật; phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình; đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

Tìm hiểu chi tiết về Tạm giữ tang vật

Thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật; giấy phép; chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính; giấy phép; chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật; phương tiện; giấy phép; chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính; giấy phép; chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Biên bản tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

Xem thêm: Áp giải người vi phạm

Mẫu quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

CƠ QUAN (1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …../QĐ-TGTVPTGPCC (2)…………., ngày …. tháng …. năm……

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,

giấy phép, chứng chỉ hành nghề*

Căn cứ Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số ……………./QĐ-GQXP ngày …./…./……………………………………………………………………..…. (nếu có),

Tôi: ……………………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ (3): …………………………………………………………………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ <tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề>(4) của <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên>: ………………………………………Giới tính: ……………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:……./……../………………….. Quốc tịch: ……………………………….

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………….

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:……………….. ..; ngày cấp:……/……../………….. ;

nơi cấp:………………………………………………………………………………………………………..

<1. Tên tổ chức vi phạm>: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày cấp: ……../………../……………….; nơi cấp: …………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật(5): …………………..Giới tính: …………………………………….

Chức danh(6):…………………………………………………………………………………………………

  1. Việc tạm giữ <tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/giấy phép, chứng chỉ hành nghề>(4) được lập thành biên bản kèm theo Quyết định này.
  2. Việc niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được lập thành biên bản kèm theo Quyết định này (nếu có).
  3. Lý do tạm giữ(7):………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Thời hạn tạm giữ: …. ngày, từ ngày ……./……/……….đến ngày …../……/………
  2. Địa điểm tạm giữ (8): ……………………………………………………………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

  1. Giao cho ông (bà) (9) ………………………………..là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Ông (bà)/Tổ chức (10) ………………………………có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

  1. Gửi cho (11)……………………………………………………………………… để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu (12), ghi rõ chức vụ, họ và tên)

___________________

* Mẫu này được sử dụng để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.

(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.

(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.

(4) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính»; nếu tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi «giấy phép, chứng chỉ hành nghề»; nếu tạm giữ cả tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề».

(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo từng trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(8) Ghi rõ địa chỉ nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(9) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(10) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(11) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.

(12) Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được đóng dấu của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định vào góc trên cùng bên trái của quyết định, nơi ghi tên cơ quan và số, ký hiệu của quyết định trong các trường hợp sau:

– Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính không phải là người giữ chức danh lãnh đạo được đóng dấu trực tiếp lên chữ ký theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy.

Tìm hiểu thêm tại Luật hành chính mới nhất

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây