Thủ tục trích lục khai sinh theo pháp luật hiện hành

0
184

Việc mất giấy khai sinh bản gốc khiến người dân phải tiến hành xin cấp trích lục khai sinh. Hoặc đơn giản hơn, khi không muốn sử dụng bản gốc do sợ mất, sợ hư hỏng, người dân cũng có thể tiến hành thủ tục này một cách đơn giản.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trích lục giấy khai sinh là gì?

Trích lục giấy khai sinh cũng là một văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho cá nhân nhằm mục đích để chứng minh về sự kiện hộ tịch của cá nhân đó đã thực hiện đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh bản chính.

Trích lục giấy khai sinh bản sao thì bao gồm: bản sao trích lục giấy khai sinh được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao có chứng thực từ bản chính của trích lục giấy khai sinh

Thủ tục trích lục giấy khai sinh?

Thủ tục trích lục giấy khai sinh gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Người có nhu cầu cần trích lục giấy khai sinh sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin trích lục bản sao của giấy khai sinh bao gồm:

– Tờ khai về việc cấp bản sao cho trích lục hộ tịch

– Một số giấy tờ tùy thân như là chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác để chứng thực thông tin của cá nhân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp và phải còn giá trị sử dụng)

– Văn bản ủy quyền (Nếu trong trường hợp có ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục xin trích lục giấy khai sinh)

+ Trong trường hợp người nhận ủy quyền không phải là những người thân thích như là cha, mẹ, ông, bà, vợ, chồng, con hay anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền cần được công chứng hoặc là chứng thực theo quy định.

+ Trường hợp người nhận ủy quyền là cha, mẹ, ông, bà, vợ, chồng, con hay anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì cần có những giấy tờ, tài liệu chứng minh về mối quan hệ này với người ủy quyền.

– Sổ hộ khẩu của người có nhu cầu cần cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.

Bước 2:  Nộp hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh

Sau khi hoàn tất hồ sơ, cung cấp đầy đủ những giấy tờ đã liệt kê ở trên thì người có yêu cầu xin cấp trích lục giấy khai sinh sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền về quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Cụ thể là nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký khai sinh theo pháp luật hiện hành

  Đăng ký khai sinh: Trường hợp sinh con trước khi kết hôn

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các thông tin ghi trong Tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ do người yêu cầu cung cấp.

– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thì cán bộ làm công tác hộ tịch sẽ căn cứ vào hệ thống Cơ sở dữ liệu hộ tịch và ghi rõ nội dung bản sao trích lục hộ tịch

Sau đó sẽ báo cáo lên Thủ trưởng cơ quan quản lý về cơ sở dữ liệu hộ tịch và ký xác nhận về việc cấp trích lục hộ tịch bản sao cho người có yêu cầu.

– Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định cho người đến nộp.

Sau khi đã được hướng dẫn mà vẫn không được hoàn thiện, bổ sung đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận sẽ  từ chối tiếp nhận hồ sơ và việc từ chối này phải được thể hiện qua văn bản và ghi rõ lý do từ chối.

Trích lục khai sinh có công chứng được không?

Trích lục khai sinh là việc được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền, người tiến hành thủ tục trích lục khai sinh sẽ được nhận bản sao trích lục có xác nhân của cơ quan trích lục về việc sao từ bản gốc hoặc trích lục khai sinh từ hệ thống dữ liệu đúng pháp luật. Do đó, trường hợp cần nhiều bản trích lục khai sinh, người được cấp có thể tiến hành thủ tục công chứng (chứng thực) thành nhiều bản tại văn phòng công chứng.

Trích lục giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?

Khác với cá giấy tờ khác liên quan như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, phiếu lý lịch tư pháp…..vv đều có 1 thời hạn nhất định khi sử dụng, Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi cũng không có thời hạn sử dụng. Do đó, bản sao Giấy khai sinh đương nhiên không có thời hạn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây