Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử

0
166

Hiện nay, thương mại điện tử đang là một xu thế thương mại mới của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử cũng kéo theo nhiều vi phạm thương mại điện tử. Để tránh những vi phạm xảy ra trong lĩnh vực này, Nhà nước đã có nhiều quy định nhằm xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử. 

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử, hay e-commerce, đúng như tên gọi thì đây là một hoạt động thương mại được thực hiện trên không gian mạng, thông qua phương tiện điện tử.

Về khái niệm này, có nhiều cách hiểu khác nhau. Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) định nghĩa, thương mại điện tử là một hoặc một chuỗi các hoạt động: từ mua bán, sản xuất, phân phối đến thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Tất cả được tiến hành trên Internet, còn việc giao nhận được thực hiện một cách hữu hình, bao gồm cả những sản phẩm giao nhận. Trong khi đó, theo Ủy ban Châu Âu (EC), thương mại điện tử là việc mua bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân. Việc này được thực hiện bằng các giao dịch điện tử trên không giang mạng (Internet); hoặc các mạng máy tính trung gian. 

Đơn giản là thay vì các hoạt động được tiến hành ngoài đời thật, một phần hoặc toàn bộ sẽ được số hóa. Nghĩa là sẽ sử dụng phương tiện điện tử là một công cụ chính để thực hiện giao dịch. 

Đây là một hoạt động ra đời trong bối cảnh công nghệ phát triển trong những năm gần đây. Điều  này cho phép các thương nhân, người mua hàng tận dụng được ưu thế công nghệ của thế kỉ 21 để tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận và mang lại nhiều trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều trang mua bán điện tử lớn như: Amazon, Alibaba, Shoppee, Tiki,..

Xem thêm thông tin về cách xử lý vi phạm đối với hoạt động khuyến mãi

Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử

Là một hoạt động thương mại của thế kỉ 21, thương mại điện tử có những đặc điểm riêng như sau:

Về hình thức thực hiện: Được tiến hành một phần hoặc toàn bộ trên không gian mạng, qua các phương tiện điện tử. Thay vì việc kí kết, giao hàng, đàm phán trực tiếp như ngày trước, hiện nay, công nghệ như teleconference, electric signal, .. đã giúp con người có thể thực hiện tất cả các hoạt động trên.

Về phạm vi hoạt động: Nhờ công nghệ, các giao dịch giữa con người có thể thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. Rào cản về vị trí địa lý, thời gian đã bị xóa nhòa. 

Về chủ thể tham gia: Mở rộng hơn của hoạt động thương mại, khi một cá nhân không có tư cách pháp nhân cũng có thể tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa.

Về giá cả: Một trong những ưu điểm của thương mại điện tử là dễ so sánh về giá. Các mặt hàng chủ yếu được niêm yết công khai về được truy cập dễ dàng. Do đó, người tiêu dùng được hưởng lợi rất nhiều vì có thể so sánh giá các hàng hóa/ dịch vụ và đưa ra lựa chọn mua hàng/sử dụng tốt nhất.

Những hành vi nào là hành vi vi phạm thương mại điện tử?

Hiện nay, để quản lý hoạt động thương mại này, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP đã quy định 04 hành vi vi phạm thương mại điện tử như sau:

Thứ nhất, vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử

Đây là các hành vi không tuân thủ các quy định về mặt hình thức giao dịch website, trang thông tin điện tử. Việc vi phạm này có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. 

Thứ hai, vi phạm về thông tin giao dịch trên website

Đây là một vi phạm phổ biến không chỉ trên các trang điện tử mà còn cả ở ngoài đời thật. Đó là các hành vi công bố sai thông tin hàng hóa, giá bán, hay nguồn hàng hóa,… hay không minh bạch trong kê khai hàng hóa. Những hành vi trên nhằm mục đích che giấu khách hàng và trục lợi cho bản thân.

Thứ ba, vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Có nhiều người kinh doanh trên không gian mạng lập lờ về trách nhiệm, quy trình xử lý sản phẩm lỗi, khiếu nại của khách hàng. Hoặc có trường hợp không nêu rõ cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh, địa điểm thời gian đấu giá, … Đó đều là một dạng vi phạm quy định tại điều 64 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Thứ tư, vi phạm về thông tin cá nhân trên website

Hành vi trên diễn ra rất phổ biến và đang là vấn nạn hiện nay. Khi tham gia vào một giao dịch điện tử, người dùng bị yêu cầu cung cấp một số thông tin và không có chính sách bảo mật thông tin đúng quy định.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử

Nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm trên, Nhà nước đã có những chế tài cụ thể như sau:

Đối với dạng vi phạm thứ nhất và thứ hai, mức xử phạt tiền về vi phạm hành chính dao động từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức xử phạt tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Hai hành vi này còn chịu chế tài bổ sung: tịch thu tang vật,đình chỉ hoạt động một thời gian.

Đối với dạng vi phạm thứ ba, mưc xử phạt tiền cao nhất chỉ ở 30.000.000 đồng.

Cuối cùng, ở dạng vi phạm thứ tư, mức xử phạt cao nhất cũng là 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, còn chịu xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng thực hợp đồng thương mại điện tử.

Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn đọc truy cập Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây