Hiểu thế nào về tiêu chuẩn thẩm định giá số 12

0
144

Hoạt động thẩm định giá dựa trên các yếu tố như: địa điểm, thời gian, tiêu chuẩn thẩm định giá… Vậy đối với doanh nghiệp việc thẩm định giá một doanh nghiệp sẽ dựa trên tiêu chuẩn thẩm định giá nào? Câu trả lời là tiêu chuẩn thẩm định giá số 12. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và nội dung của tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 để hiểu rõ hơn về vấn đề thẩm định doanh nghiệp.

Hiểu thế nào về tiêu chuẩn thẩm định giá số 12
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 là gì?

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 là một trong những yếu tố nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất về thẩm định giá doanh nghiệp. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 là một trong những tiêu chuẩn thuộc hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt Nam. Hệ thống thẩm định giá hiện tại bao gồm 13 tiêu chuẩn thẩm định giá(Ký hiệu là TĐGVN), bao gồm:

    • TĐGVN số 01 – những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá;
    • TĐGVN số 02 – Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá;
    • TĐGVN số 03 – Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá;
    • TĐGVN số 04 – Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định;
    • TĐGVN số 05 – Quy trình thẩm định giá;
    • TĐGVN số 06 – Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá;
    • TĐGVN số 07 – Phân loại tài sản trong thẩm định giá;
    • TĐGVN số 08 – Cách tiếp cận từ thị trường;
    • TĐGVN số 09 – Cách tiếp cận từ chi phí;
    • TĐGVN số 10 – Cách tiếp cận từ thu nhập;
    • TĐGVN số 11 – Thẩm định giá Bất động sản;
  • TĐGVN 12 – Tiêu chuẩn Thẩm định giá Doanh nghiệp;
  • TĐGVN số 13 – Thẩm định giá tài sản vô hình.

Tóm lại, tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 chính là tiêu chuẩn quy định và hướng dẫn thực hiện việc thẩm định giá doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Thẩm định là gì

Nội dung của tiêu chuẩn thẩm định giá số 12

Nội dung của tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 cũng được quy định cụ thể tại Thông tư số 28/2021/TT-BTC, bao gồm các nội dung như sau:

Lựa chọn cơ sở giá trị, sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp

Cơ sở giá trị doanh nghiệp chính là giá trị thị trường/giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị của một doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở mục đích của hoạt động thẩm định giá, và đặc điểm của doanh nghiệp (pháp lý, kinh tế-kỹ thuật, thị trường), yêu cầu của khách hàng thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá) và phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành thẩm định. 

Những cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

Những cách tiếp cận được áp dụng trong hoạt động thẩm định giá một/nhiều doanh nghiệp bao gồm các cách tiếp cận sau: từ thị trường, từ chi phí và từ thu nhập. Doanh nghiệp tiến hành thẩm định giá cần phải lựa chọn các cách tiếp cận theo quy định pháp luật, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở là hồ sơ/tài liệu/văn bản/thông tin được cung cấp và tự thu thập để thực hiện hoạt động thẩm định giá.

Đối với cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp là phương pháp: tỷ số bình quân và giá giao dịch.

Đối với cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp là phương pháp: tài sản.

Đối với cách tiếp cận từ thu để xác định giá trị doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp là phương pháp: chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, chiết khấu dòng cổ tức và chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.

Tham khảo thêm về: những lưu ý khi thẩm định giá đồ cổ

Tỷ số bình quân là phương pháp

Xác định giá doanh nghiệp thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp tiến hành so sánh.

Đối với phương pháp giá giao dịch

Xác định giá doanh nghiệp thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Đối với phương pháp tài sản

Xác định giá doanh nghiệp thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp là phương pháp

Xác định giá doanh nghiệp thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm tiến hành hoạt động thẩm định giá.

Chiết khấu dòng cổ tức là phương pháp

Xác định giá doanh nghiệp thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá cụ thể.

Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu

Xác định giá doanh nghiệp thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá cụ thể.

Cuối cùng là kết luận về giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được sẽ xác định thông qua việc tính bình quân có trọng số kết quả của các phương pháp thẩm định giá được áp dụng.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan tại Luật hành chính

Bài viết trướcDu học Canada cần chuẩn bị những gì?
Bài viết tiếpNhững lưu ý khi thẩm định giá sim
Hà Hải Lý một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Hải Lý trên website luathanhchinh.vn là những kiến thức mà Lý muốn chia sẻ đến mọi người

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây