Hiểu thế nào về tiêu chuẩn thẩm định giá số 9

0
8712

Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được hiểu là tổng hợp quy chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động thẩm định giá được pháp luật quy định, đó là những quy định dùng cho việc phục vụ hoạt động thẩm định giá, giám sát, đánh giá chất lượng, kết quả thẩm định giá. Hiện tại ở Việt Nam hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá gồm có 13 tiêu chuẩn, lần lượt đó là các tiêu chuẩn thẩm định giá số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7, số 8, số 9, số 10, số 11, số 12, số 13. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người thông tin cần thiết để hiểu thế nào về tiêu chuẩn thẩm định giá số 9.     

Hiểu thế nào về tiêu chuẩn thẩm định giá số 9
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 9 là gì?

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 9 được quy định chi tiết trong Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2015 do Bộ Tài Chính ban hành. Đối với quá trình thẩm định giá, đây là tiêu chuẩn thể hiện các quy định cũng như hướng dẫn thực hiện cách tiếp cận từ chi phí dùng cho tất cả các loại tài sản.

Cách tiếp cận từ chi phí được hiểu là phương thức thông qua chi phí tạo ra một tài sản có công dụng giống như tài sản thẩm định giá hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá và sự hao mòn của tài sản để xác định giá trị của tài sản thẩm định giá.

Cách tiếp cận từ chi phí quy định gồm hai phương pháp thẩm định giá, đó là  phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chi phí tái tạo.

Tìm hiểu thêm: Thẩm định là gì

Nội dung của tiêu chuẩn thẩm định giá số 9

Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 9 có ký hiệu là TĐGVN 09. Nội dung của nó được thể hiện như sau:

(i)  Cách tiếp cận từ chi phí là phương thức được dùng cho việc xác định giá trị tài sản thẩm định giá dựa trên các cơ sở giá thị trường hoặc phi thị trường:

Đối với cơ sở giá trị thị trường: cách tiếp cận này là việc tiến hành xem xét khả năng, thay thế việc mua một tài sản cụ thể trên thị trường bằng cách xây dựng hay tạo ra một tài sản khác giống như với tài sản bản gốc hay có chức năng, tính hữu dụng tương đương. Việc áp dụng cách tiếp cận chi phí trên cơ sở giá trị thị trường cần phải thể hiện được quan điểm của tài sản thông thường tham gia thị trường tài sản thẩm định giá. Đó là trên cơ sở thực hiện các khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu, quan điểm và tình hình tài chính của những người tham gia thị trường để có thể đánh giá các chi phí thay thế, mức độ hữu dụng mong muốn đối với tài sản, giá trị hao mòn của tài sản,…

Đối với cơ sở giá trị phi thị trường: phương thức tiếp cận này chủ yếu sẽ tập trung vào tất cả những tài sản có thể chưa có mức chi phí trên thị trường, có tính cá biệt. Việc áp dụng cách tiếp cận chi phí trên cơ sở giá trị phi thị trường yêu cầu phải phản ánh được các đặc điểm đặc thù của tài sản sử dụng, đặc điểm đặc biệt hoặc tính năng sử dụng đặc biệt của tài sản thẩm định giá.

(ii) Các trường hợp thường áp dụng tiêu chuẩn thẩm định giá số 9 hay cách tiếp cận từ chi phí là:

  •  Không thể áp dụng cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập do không có đủ các thông tin trên thị trường.
  •  Có dự kiến sẽ chế tạo ra một tài sản mới hoặc trong trường hợp thẩm định giá tài sản mới được chế tạo, công trình mới được xây dựng.
  • Để xác nhận, kiểm tra kết quả các cách tiếp cận thẩm định giá khác.

Để tiến hành thẩm định giá trong cách tiếp cận chi phí, tùy trường hợp, thẩm định viên sẽ lựa chọn phương pháp chi phí thay thế hay là phương pháp chi phí tái tạo:

Phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp thẩm định giá thông qua sự chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá theo giá thị trường và giá trị hao mòn của tài sản để xác định giá của tài sản thẩm định giá.  

Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp thông qua sự chênh lệch giữa chi phí tái tạo để tạo ra một tài sản có tính chất tương tự tài sản thẩm định giá có công dụng, chức năng theo giá thị trường và giá trị hao mòn của tài sản để xác định giá trị của tài sản thẩm định giá.

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm bài viết về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 9 có khác gì so với tiêu chuẩn thẩm định giá số 12?

Đối với tiêu chuẩn thẩm định giá số 9- cách tiếp cận từ chi phí là tiêu chuẩn được quy định chi tiết trong Thông tư số 126/2015/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành vào ngày 20 tháng 8 năm 2015. Đây phương thức xác định giá trị tài sản thẩm định giá dựa vào các chi phí tạo ra tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự. Có hai phương pháp thường được sử dụng để thẩm định giá tài sản theo cách tiếp cận từ chi phí, gồm có phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế. 

Còn đối với tiêu chuẩn thẩm định giá số 12- thẩm định giá doanh nghiệp là tiêu chuẩn được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27 tháng  4 năm 2021. Đây là quá trình đánh giá với độ tin cậy cao nhất về khoản doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra được trong quá trình kinh doanh, từ đó xác định được giá trị hay lợi ích của doanh nghiệp theo một mục đích nhất định. Tiêu chuẩn thẩm định giá này bao gồm 3 cách tiếp cận cơ bản gồm: cách tiếp cận từ thị trường; cách tiếp cận từ chi phí; cách tiếp cận từ thu nhập. 

Xem thêm các bài viết liên quan tại Luật hành chính

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây