Tổng hợp các quy định về nghĩa vụ quân sự theo luật mới nhất

0
899

Một trong những nghĩa vụ mà công dân cần phải thực hiện với nhà nước chính là nghĩa vụ quân sự. Liệu mọi người đã nắm rõ những quy định mà nghĩa vụ quân sự yêu cầu hay chưa? Bài viết dưới đây xin phép cung cấp một số thông tin cụ thể về các quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ quân sự.

nghĩa vụ quân sự
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Bích Phượng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự được xem là một nghĩa vụ của công dân đối với đất nước về quốc phòng. Đây được xem là một nghĩa vụ vẻ vang bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Quy định về nghĩa vụ quân sự?

Hiện nay, các quy định về nghĩa vụ quân sự được quy định rõ ràng tại các văn bản pháp luật sau:

(i) Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015;

(ii) Nghị định số 27/2016/NĐ-CP chế độ với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của họ;

(iii) Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự?

– Độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi của công dân thực hiện phục vụ tại ngũ và phục vụ theo ngạch dự bị theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự là nam thì đủ 17 tuổi trở lên còn đối với nữ thì từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 độ tuổi gọi tham gia nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi

– Tiêu chuẩn về sức khỏe

Tiêu chuẩn về sức khỏe của thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định cụ thể tại phụ lục 1 của Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Nội dung kiểm tra sức khỏe bao gồm các hạng mục:

(i) Kiểm tra về thể lực;

(ii) Lấy mạch, huyết áp;

(iii) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;

(iv) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

– Tiêu chuẩn về trình độ văn hóa

Có trình độ văn hóa đầy đủ cụ thể từ lớp 8 trở lên. Tuy nhiên, với những địa phương khó đảm bảo chỉ tiêu giao quân thì có thể tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa từ lớp 7.

Xem thêm về Đăng ký đi nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú

Đăng ký nghĩa vụ quân sự như thế nào?

– Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự

Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể tại Điều 11 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, theo đó, có 4 nguyên tắc cụ thể như sau:

(i) Đúng đối tượng, trình tự thủ tục, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

(ii) Thống nhất, công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân.

(iii) Quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

(iv) Mọi thay đổi về cư trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan đăng ký nghĩa vụ

Đối với việc đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương sẽ do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện.

Đối với việc đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở sẽ do Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện.

Lưu ý: trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.

– Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (Điều 4 Nghị định 13/2016)

Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương có trách nhiệm ký Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức thực hiện.

Theo đó hồ sơ của việc đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu bao gồm:

(i) Phiếu tự khai sức khỏe

(ii) bản chụp CMND/CCCD và giấy khai sinh

Trình tự đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu

Bước 1: Chuyển Lệnh gọi đăng kí nghĩa vụ

nghĩa vụ quân sự
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Bước 2: Đăng ký nghĩa vụ quân sự

nghĩa vụ quân sự
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Bước 3: Xác minh hồ sơ

nghĩa vụ quân sự
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký trong thời hạn 1 ngày.

Bước 4: Tổng hợp kết quả

nghĩa vụ quân sự
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu trong thời hạn 10 ngày.

Tìm hiểu thêm về Đăng ký đi nghĩa vụ quân sự bổ sung

Đi nghĩa vụ quân sự mấy năm?

– Quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự

Theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự là 24 tháng. Nếu trong trường hợp cần thiết, có thể trưng dụng thêm nhưng không được quá 06 tháng. Các trường hợp được phép trưng  dụng thêm bao gồm:

(i) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

(ii) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

– Nghĩa vụ quân sự 2021 đi mấy năm?

Tương tự với quy định trên, thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng được quy định là 24 tháng (2 năm)

– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2021 có thay đổi gì so với thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2020 không?

Không khác với năm 2020, cả năm 2021 và năm 2020 đều có thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng thời gian là 24 tháng.

Đi nghĩa vụ quân sự được gì?

Các quyền lợi khi tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP, bao gồm những quyền lợi như sau:

(i) Chế độ nghỉ phép: Thời gian nhập ngũ từ tháng thứ 13 trở đi sẽ được nghỉ phép hàng năm, thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về). Trong các trường hợp đặc biệt như gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn v.v.. thì được nghỉ không quá 05 ngày. Được thanh toán tiền tàu xe theo phụ cấp quy định.

(ii) Nhận trợ cấp: trợ cấp xuất ngũ và trợ cấp đào tạo việc làm

(iii) Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm: được tiếp nhận làm việc, được bố trí làm việc tại nơi làm việc trước khi nhập ngũ.

(iv) Đối với người nhà của công dân thực hiện nghĩa vụ: được trợ cấp nếu gia đình gặp hỏa hoạn, thiên tai. Các chế độ về bảo hiểm y tế.

Các trường hợp miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

– Trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự

Các đối tượng, công dân thuộc người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính thì được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Còn đối với các trường hợp sau đây sẽ được miễn gọi nhập ngũ cụ thể:

(i) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

(ii) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

(iii) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

(iv) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

(v) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

– Trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Ngoài các trường hợp miễn gọi nhập ngũ, nếu công dân rơi vào 1 trong các trường hợp dưới đây sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ cụ thể:

(i) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

(ii) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

(iii) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

(iv)  Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

(v) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

(vi) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

(vii) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Tìm hiểu các vấn đề liên quan tại:Luật hành chính

Một số câu hỏi thường gặp?

– Những đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

(i) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

(ii) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

(iii) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

– Nữ giới có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Nữ giới vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự bình thường. Đối với độ tuổi, nữ giới từ 18 tuổi trở lên sẽ được tham gia nghĩa vụ quân sự. So với công dân nam, công dân nữ sẽ có một số quy định ưu tiên hơn về quyền lợi khi tham gia nghĩa vụ quân sự.

– Không đi nghĩa vụ quân sự phạt bao nhiêu?

Không tham gia nghĩa vụ quân sự được xem là trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Có hai chế tài phạt vi phạm khi không tham gia nghĩa vụ quân sự bao gồm:

(i) về phạt hành chính: đối với hình phạt chính là phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng và biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

(ii) về phạt hình sự: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tìm hiểu chi tiết về mức phạt khi trốn nghĩa vụ quân sự

– Đi nghĩa vụ quân sự được học lên các sỹ quan không?

Có rất nhiều công dân mong muốn tham gia nghĩa vụ quân sự để được đào tạo thành sỹ quan chuyên nghiệp. Theo đó đi nghĩa vụ quân sự hoàn toàn được học lên các sỹ quan nếu đáp ứng các :

(i) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

(ii) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

(iii) Khi Quân đội nhân dân có nhu cầu biên chế.

Xem thêm: điều kiện chuyển từ lính nghĩa vụ sang quân nhân chuyên nghiệp 

– Có hay không việc đi nghĩa vụ quân sự bị đánh chết?

Có rất nhiều trường hợp đồn đại trong dư luận về việc đi nghĩa vụ quân sự bị đánh chết. Tuy nhiên đây là một trong các vấn đề nhạy cảm của xã hội nên không thể bàn luận rõ ràng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây