Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước cấp tỉnh

0
299

Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước (HCNN)” là thuật ngữ dùng để chỉ thiết chế giữ vị trí pháp lý cao nhất trong cơ quan HCNN, thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan HCNN, có nghĩa vụ và quyền hạn cao nhất đối với hoạt động của cơ quan HCNN và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan HCNN đó

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế nào là người đứng đầu cơ quan nhà nước cấp tỉnh ?

“Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước (HCNN)” là thuật ngữ dùng để chỉ thiết chế giữ vị trí pháp lý cao nhất trong cơ quan HCNN, thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan HCNN, có nghĩa vụ và quyền hạn cao nhất đối với hoạt động của cơ quan HCNN và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan HCNN đó”(1). Chủ thể này chịu trách nhiệm và nghĩa vụ cao nhất trong việc tổ chức thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan với tư cách là người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh. Vị trí và địa vị pháp lý của người đứng đầu cơ quan HCNN được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tổ chức đó và nằm ở các văn bản luật hướng dẫn, quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN.

Địa vị pháp lý của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh

Một là, người đứng đầu cơ quan HCNN là vị trí mang tính pháp lý.

Hệ thống các cơ quan HCNN có đặc điểm là do nhà nước thành lập, việc tổ chức, hoạt động dựa trên cơ sở các quy định pháp luật(2), do đó, người đứng đầu cơ quan HCNN phải là vị trí mang tính pháp lý. Cá nhân được bổ nhiệm là người đứng đầu cơ quan HCNN, được pháp luật thừa nhận một cách chính thức. Tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình hình thành, hoạt động và kết thúc hoạt động của một chức danh người đứng đầu cơ quan HCNN đều tuân thủ theo các quy định pháp lý.

Hai là, người đứng đầu cơ quan HCNN hoạt động nhân danh Nhà nước.

Nhà nước thành lập các cơ quan HCNN để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước trao cho các cơ quan HCNN và các chức vụ trong cơ quan HCNN – trong đó có chức vụ người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh những thẩm quyền nhất định. Những thẩm quyền này là phương tiện pháp lý để người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh thực hiện vai trò người đứng đầu. Thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan HCNN nói chung, cấp tỉnh nói riêng là tổng thể những quyền, nghĩa vụ mang tính quyền lực – pháp lý do pháp luật quy định.  Khi thực hiện các quyền, người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh nhân danh nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước. Người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh được sử dụng quyền lực công cùng các nguồn lực công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt người đứng đầu cơ quan HCNN với người đứng đầu các tổ chức xã hội.

Ba là, địa vị pháp lý của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh chịu sự chi phối của quan hệ hành chính mang tính mệnh lệnh, thứ bậc.

Để thực hiện được chức năng quản lý HCNN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, hệ thống HCNN của hầu hết các nước trên thế giới đều mang tính thứ bậc, cấp trên cấp dưới và có sự phân công phân cấp phù hợp với yêu cầu cơ quan HCNN trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở Việt Nam, nền HCNN được cấu tạo gồm một hệ thống định chế tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trung ương tới các địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên. Vì vậy, địa vị pháp lý của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh cũng chịu sự chi phối của quan hệ hành chính mang tính mệnh lệnh, thứ bậc này.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

Bốn là, người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh là người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với cơ quan HCNN mình đứng đầu.

Từ quan niệm và những quy định về người đứng đầu tổ chức có thể hiểu người đứng đầu tổ chức là người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý trong tổ chức. Đối với người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh cũng không phải ngoại lệ. Người đứng đầu cơ quan HCNN cấp tỉnh là người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với cơ quan HCNN do mình đứng đầu.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây