Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào?

0
66

Một quy luật khách quan của thực tế cho chúng ta thấy rằng: nếu khi một người nào đó gây ra thiệt hại, tổn hại (dù là vô tình hoặc cố ý) thì họ đều phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình gây ra. Cho đến hiện nay thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã không còn là quy tắc đạo đức nữa mà đã được pháp điển hóa và ghi nhận như một chế định có chiếm 1 vị trí quan trọng trong Bộ luật dân sự. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ lắm trách trách nhiệm bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào thì bạn không thể bỏ qua bài viết dưới đây.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự gồm có hai loại: trách nhiệm bồi thường tổn hại về vật chất, tài sản và trách nhiệm bồi thường bù đắp thiệt hại về tinh thần.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp đối với tổn thất vật chất thực tế có thể được tính bằng thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm thiệt hại về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế, khắc phục tổn hại, thu nhập ở trong thực tế bị mất đi hoặc bị giảm sút.

Người gây tổn hại về tinh thần tâm lý cho người khác bằng hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ thì bên cạnh vấn đề chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xin lỗi và cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn hại về tinh thần tâm lý cho người bị thiệt hại.

Phân tích pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường tổn hại được xác lập khi có nghĩa vụ dân sự bị vi phạm và đã gây ra tổn thất. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi, vì vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên những căn cứ dưới đây:

Có hành vi trái pháp luật

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi bất hợp pháp và chỉ áp dụng đối với người thực hiện hành vi đó. Về nguyên tắc thì một người nào đó có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ thì bị coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó do pháp luật xác lập hoặc được các bên thỏa thuận, thống nhất, cam kết và thừa nhận theo pháp luật, được bảo vệ bởi pháp luật.

Tuy nhiên, trong một số các trường hợp, hành vi không thực hiện nghĩa vụ sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật và người thực hiện hành vi đấy không cần phải bồi thường thiệt hại, cụ thể như sau:

  • Không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự hoàn toàn là do lỗi của chủ thể có quyền.
  • Nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng (như là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ không thể lường trước được và không thể tránh khỏi, không thể khắc phục được những khó khăn do sự kiện đó gây ra dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà trong khă năng cho phép).

Trong thực tế đã xảy ra thiệt hại 

Trên thực tế, tổn hại mà xảy ra do vi phạm vào nghĩa vụ dân sự gồm có: toàn bộ tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại, thiệt hại hoàn toàn, các kiểu hư hỏng, làm giảm đi giá trị của tài sản, các chi phí mà người vi phạm phải trả để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những thiệt hại, hậu quả do người vi phạm gây ra, những tổn hại vì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Những thiệt hại trên được chia thành 2 loại:

+  Thiệt hại trực tiếp:

– Chi phí thực tế và hợp lý: là những khoản tiền hoặc các lợi ích vật chất khác mà người bị tổn thất phải chi ra ngoài những gì có thể dự định của mình nhằm khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm của người kia gây ra;

–  Tài sản bị hư hỏng, bị mất hoặc hủy hoại.

+ Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải căn cứ trên cơ sở tính toán khoa học mới xác định được mức độ tổn hại, tổn thất này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm đi.

Hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ, liên hệ

Có thể hiểu như sau, hành vi vi phạm là nguyên nhân còn thiệt hại xảy ra chính là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại đã xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngược lại, nếu có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn hại thì khi xác định người chịu trách nhiệm bồi thường là ai thì phải xem xét đến hành vi vi phạm của người đó có liên quan đến thiệt hại như thế nào để tránh sai sót trong việc áp dụng trách nhiệm dân sự.

Do lỗi của người vi phạm

Bộ luật dân sự quy định rằng người có hành vi trái pháp luật phải chịu trách nhiệm dân sự, bất kể hành vi được thực hiện do lỗi cố ý hay vô ý:  Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác (căn cứ vào Điều 308 BLDS).

Vì vậy, nhìn về nguyên tắc chung khi áp dụng trách nhiệm dân sự không cần xác định mức độ lỗi của người vi phạm là vô tình hay cố tình, trong trường hợp nếu các bên không có thoả thuận và luật không có quy định khác.

Bạn có thể sẽ quan tâm đến bài viết bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Bài viết trên đây có nội dung là về các quy định của pháp luật hiện nay đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hại và quy định về nó. Nếu bạn đang có sự quan tâm đến bất kỳ chủ đề, vấn đề pháp lý nào khác nữa thì bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên trang luật hành chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây