Trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều

0
192

Quốc tịch là một vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến các bạn về Trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều.

Trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hồ sơ chuẩn bị nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều

Hồ sơ chuẩn bị nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều gồm có các giấy tờ sau đây:

(i) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

(ii) Giấy khai sinh bản sao, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

(iii) Bản khai lý lịch;

(iv) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú tại Việt Nam. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp trong thời hạn không quá 90 ngày quy định tính đến ngày nộp hồ sơ;

(v) Giấy tờ chứng minh người làm giấy xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng mang quốc tịch Việt Nam (gồm giấy tờ chứng minh đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc các giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, xác nhận, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh đã từng mang quốc tịch Việt Nam của người đó);

(vi) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định ban hành tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, cụ thể bao gồm:

Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có công lao đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc việc trở lại quốc tịch Việt Nam là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Giấy tờ chứng minh việc thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam vì lý do nào đó đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài thì phải có giấy tờ do cơ quan chức năng có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận rõ về lý do không được nhập quốc tịch nước ngoài. Trong trường hợp không được nhập quốc tịch nước ngoài là do lỗi chủ quan của người đó thì phải có văn bản bảo lãnh của một trong những người là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột hiện đang là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, kèm theo đơn của người đó tự nguyện về cư trú tại Việt Nam.

Trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều

Bước 1: Nộp hồ sơ

nhập quốc tịch
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều phải tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp nơi cư trú.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

(i) Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định ban hành thì cấp Biên nhận hồ sơ;

(ii) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định đã ban hành.

Bước 2: Sở Tư pháp thẩm tra và chuyển hồ sơ xác minh

Nhập tịch
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trong thời hạn quy định là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ tiến hành gửi văn bản đề nghị Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh sẽ tiến hành công việc xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.

Trong thời gian này, Sở Tư pháp sẽ tiến hành thẩm tra các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều.

(i) Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh, Sở Tư pháp sẽ hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(ii) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

Có thể bạn quan tâm: Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam trong một số trường hợp đặc biệt

Bước 3: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ giải quyết

nhập tịch
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

(i) Đối với người có mong muốn nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp phải tiến hành kiểm tra rà soát lại hồ sơ, nếu xét thấy đạt điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải gửi văn bản thông báo cho người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

(ii) Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thuộc các trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp sẽ tiến hành kiểm tra rà soát lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý phê duyệt cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam.

Bước 4: Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết

Quốc tịch Việt Nam
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

(i) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu nhận được Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ phải tiến hành gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách.

(ii) Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

Bước 5: Người đề nghị căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp

Thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết từ lâu
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lần 1: Nhận thông tin hồ sơ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt và đưa ra kết luận đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

Lần 2: Nhận thông báo để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).

Lần 3: Nhận thông tin cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều.

Xem các nội dung có liên quan tại Luật Hành Chính mới nhất

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây