Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính

0
548

Quyết định pháp luật được chia thành quyết định lập pháp, quyết định hành chính và quyết định tư pháp. Trong thời gian qua, quyết định hành chính đã phát huy được vai trò nhất định của mình trong quản lí hành chính nhà nước, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy công cuộc đổi mới.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế nào là quyết định hành chính ?

Quyết định hành chính là văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Xem thêm: Phân tích tính hợp lý và tính hợp pháp của quyết định hành chính

Trình tự xây dựng, ban hành quyết định của Chính phủ

Chính phủ có thấm quyền ban hanh nghị quyết và nghị định, trong đó phần lớn các nghị định là quyết định hành chính có chứa đựng quy phạm pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì Chính phủ quyết định chương trình xây dựng nghị định ba tháng, sáu tháng và hàng năm theo sáng kiến của mình và theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì để soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập ban soạn thảo và ban soạn thảo phải làm một số công việc như sau:

– Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các vãn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan;

– Tổ chức nghiên cứu xây dựng dự tháo;

– Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, tập hợp ý kiến và chỉnh lí dự thảo:

– Chuẩn bị tờ trình, dự thảo và các tài liệu cần thiết khác đổ trình Chính phủ.

Theo quy định của pháp luật, trước khi trình Chính phủ dự thảo thì Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo.

Nội dung của dự thảo sẽ được Chính phủ xem xét tại phiên họp của Chính phủ. Tại phiên họp của Chính phủ. đại diện cơ quan soạn thảo sẽ thuyết trình dự thảo, Bộ trưởng Bộ tư pháp trình bày ý kiến thẩm định dự thảo, đại diện các cơ quan được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến. Sau đó các thành viên của Chính phủ sẽ thảo luận.

Dự thảo sẽ được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người kí nghị định.

Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ sẽ được chính Thú tướng giao và chỉ đạo cơ quan soạn thảo. Cơ quan này có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhấn dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

Bộ tư pháp có trách nhiệm tham gia ý kiên bằng văn bản về các dự thảo quyết đinh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Sau dó, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục chỉnh lí dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người trực tiếp xem xét để kí quyết định, chỉ thị.

Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Những nét chung về bộ, cơ quan ngang bộ

Bộ cũng như các cơ quan ngang bộ là những cơ quan thực hiện quyền hành pháp để thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, thủ trưởng các cơ quan này sẽ là những người trực tiếp ra các quyết định hành chính có chứa đựng các quy tắc xử sự trong những lĩnh vực cụ thể. Theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 287/2002/NQ-UBTVQH ngày 29/1/2002 thì cơ quan thuộc Chính phủ không được ban hành vãn bản quy phạm pháp luật.

Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định này cũng phái tuân theo các trình tự do pháp luật quy định như sau:

– Trước hết phải có bước dự thảo quyết định, chỉ thị hoặc thông tư. Bước dự thảo này do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ giao cho một đơn vị thuộc bộ thực hiện.

– Đơn vị được giao trách nhiệm này có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng dự thảo và cũng tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo đã được xây dựng tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nhưng cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan.

– Đơn vị được giao soạn thảo, chỉnh lí dự thảo trước khi đem trình bộ trưởng, thủ trường cơ quan ngang bộ.

– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét lại dự thảo lần cuối trước khi kí các quyết định, chỉ thị, thông tư.

Soạn thảo và ban hành các quyết định hành chính liên tịch

– Việc soạn thảo dự thảo quyết định hành chính liên tịch trước hết phải được các cơ quan hữu quan cùng nhau thảo luận để phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.

– Cơ quan được phàn công chủ trì soạn thảo phải có trách nhiệm tổ chức xây dựng dự thảo quyết định và lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan.

– Cư quan chủ trì việc soạn thảo sẽ tiếp tục tập hợp những ý kiến và đi đến việc chỉnh lí dự thảo.

– Cuối cùng là những người đứng đầu các cơ quan cùng tham gia xem xét lần cuối để đi đến việc kí quyết định hành chính liên tịch.

Xem thêm:   Phân loại quyết định hành chính

Quyết định của ủy ban nhân dân

Với vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân dân, căn cứ và hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp ra các quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị.

Thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành các quyết định, chỉ thị cúa ủy ban nhân dân do pháp luật quy định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây