Xử phạt hành chính trăm triệu đồng khi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

0
99

Thực phẩm bẩn hiện đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Trong những năm trở lại đây, các cơ sở sản xuất thực phẩm bị xử phạt đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nhiều, thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng.  Vậy xử phạt khi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở pháp lý đối với việc xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ pháp lý đối với việc xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Quy định về xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Xử phạt đối với hành vi không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ theo quy định tại điều 18 Nghị định số 115/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này. Tham khảo thêm bài viết về ý nghĩa xử phạt vi phạm hành chính

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính 

Căn cứ theo quy định tại điều 3 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

4. Cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo đó, Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Tham khảo thêm bài viết về phạt vi phạm sử dụng nước sạch

Các tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm quy định của Nghị định khi thuộc các trường hợp sau: 

  • Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
  • Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
  • Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các quy định của pháp luật về xử phạt i phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác, tham khảo thêm bài viết trên trang luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây