Mức phạt hành chính khi vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường

0
163

Đề án bảo vệ môi trường là một trách nhiệm mà các tổ chức, doanh nghiệp phải lập và thực hiện. Đây là cách để Nhà nước quản lý việc bảo vệ môi trường của các tổ chức trên. Điều này nhằm đảo bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra bình thường nhưng vẫn tuân thủ các đề án bảo vệ môi trường.

Đề án bảo vệ môi trường
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Đề án bảo vệ môi trường là gì?

Đề án bảo vệ môi trường là một thủ tục pháp lý được quy định tại các văn bản pháp luật về môi trường hiện nay. Trong quá trình hoạt động, các công ty, doanh nghiệp phải lập để Nhà nước quản lý hoạt động và ảnh hưởng của các công ty này lên môi trường.

Nhìn chung, đây là một hồ sơ cần thiết để Nhà nước thực hiện các đánh giá mà hoạt động có thể tác động đến môi trường. Từ đó, chính quyền có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp. Kể cả các trường hợp di dời hộ dân xung quanh phục vụ cho công trình xây dựng.

Trong quá trình hoạt động, nếu có công ty nào chưa sở hữu giấy công nhận đề án đạt tiêu chuẩn, thì tùy thuộc vào quy mô và dự án, doanh nghiệp sẽ phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Đây là một dạng khác của đề án.

Xem thêm thông tin liên quan tại: Kế hoạch môi trường 

Những đối tượng nào phải lập đề án bảo vệ môi trường?

Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Đề án bảo vệ môi trường là một trong hai loại đề án Nhà nước yêu cầu các chủ thể lập. Đây là loại đề án chưa các thông tin cơ bản, đơn giản. Mục đích của đề án này là để theo dõi diễn biến của môi trường khu vực mà doanh nghiệp đó hoạt động. Đồng thời, nó còn giúp doanh nghiệp so sánh và phát hiện kịp thời những hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ cơ sở của mình và ngăn chặn kịp thời.

Hiện nay, đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định tại Phụ lục 1b, Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT. Theo đó, đó là những cơ sở như: cơ sở đã đi vào kinh doanh mà có quy mô kinh doanh nhưng không có các giấy tờ như:

  • giấy xác nhận đăng ký đạt chuẩn môi trường;
  • giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; và một số giấy tờ tương đương.

Ngoài ra, đề án cơ bản còn được lập bởi các cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất suất hoạt động. Hoặc các đối tượng phải lập lại đề án bảo vệ môi trường nhưng không có các giấy tờ sau:

  • giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường và bản bổ sung;
  • giấy xác nhận đăng ký đề án
  • giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; và một số giấy tờ tương đương.

Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Ngược với đề án bảo vệ môi trường cơ bản, đề án bảo vệ môi trường chi tiết yêu cầu nhiều nội dung hơn. Đồng thời, cũng thể hiện cam kết cao hơn của doanh nghiệp về cá tiêu chuẩn để bảo vệ môi trường trên nhiều khía cạnh.

Những đối tượng phải lập đề án chi tiết được liệt kê ở Phụ lục 1a, Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT. Cụ thể:

Những cơ sở đã hoạt động, có quy mô và tính chất theo luật định nhưng không có các giấy tờ như: Quyết định phê duyệt báo cáo môi trường; Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;…

Những cơ sở đã cải tạo, mở rộng quy mô công suất nhưng không có một số giấy tờ sau:

  • Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường; hoặc
  • Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

Quy định về đề án bảo vệ môi trường mới nhất

Hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết gồm những giấy tờ gì?

Đề lập đề án, cần có một số giấy tờ trong hồ sơ được quy định tại Điều 11 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT. Đây là trường hợp lập đề án đơn giản. Cụ thể:

  • Một bản đăng ký đề án đơn giản
  • 03 bản đề án đơn giản. Trong đó, bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc cần có các nội dung sau: cơ sở đăng ký ở cấp xã; cơ sở đăng ký cấp huyện

Đối với đề án chi tiết, cần tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ tại Điều 4 cùng thông tư. Đó là:

  • 01 văn bản đề nghị thẩm định hoặc phê duyệt.
  • 07 bản đề án chi tiết
  • 01 đĩa CD lưu bản mềm của đề án chi tiết

Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ môi trường đất

Quy trình để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết như thế nào?

Hiện nay, trước yêu cầu của Nhà nước, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất luôn cần có một đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Việc lập đề án sẽ trải qua các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát số liệu

đề án bảo vệ môi trường
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tiến hành khảo sát số liệu về hiện trạng môi trường/điều kiện tự nhiên, xã hội xung quanh cơ sở sản xuất/doanh nghiệp

Ở bước này, người lập đề án cần đảm bảo mô tả chính xác, trung thực các hiện trạng và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường một cách cẩn thận như các nguy cơ về.

Bước 2: Thu thập mẫu và đưa ra kết luận

đề án bảo vệ môi trường
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thu thập các mẫu lấy từ các nguồn có thể gây ô nhiễm xung quanh để phân tích. Đồng thời đưa ra những kết luận về mức độ ảnh hưởng có thể có từ hoạt động sản xuất đến môi trường.

Bước 3: Đánh giá về hiệu quả của giải pháp

đề án bảo vệ môi trường
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Từ kết luận trên, đưa ra đánh giá về hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa các tác động đó hiện có.

Bước 4: Đưa ra giải pháp 

đề án bảo vệ môi trường
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đưa các giải pháp cho các tác động trên và sự cố dự phòng để hoàn thiện đề án. Các giải pháp có thể đưa ra như:

  • Hệ thông thu gom, xử lý nước thải
  • Lưu trữ, xử lý chất thải rắn
  • Lọc, hạn chế khí thải độc hại
  • Sử dụng công nghệ mới

Tham khảo thêm về Sự cố tràn dầu

Bước 5: Xây dựng công trình giám sát môi trường

đề án bảo vệ môi trường
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xây dựng Công trình giám sát môi trường để đảm bảo việc vận hành của các hệ thống bảo vệ môi trường.

Bước 6: Soạn thảo công văn hồ sơ đề nghị duyệt Đề án

Bước 6: Soạn thảo công văn hồ sơ đề nghị duyệt Đề án
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Soạn thảo công văn hồ sơ đề nghị duyệt Đề án bảo vệ môi trường. Hồ sơ này được Cơ quan có thẩm quyền Thẩm định và Phê duyệt sau khi được kiểm tra thực tế.

Mức phạt hành chính khi vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường 

Hiện nay, việc vi phạm quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường được quy định tại Khoảm  9 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP. Theo đó, việc xử lý các vi phạm trên được thực hiện như sau: 

Thứ nhất, xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

  • Thực hiện sai một trong các nội dung của Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
  • Không thực hiện một nội dung trong Giấy tờ trên;
  • Vận hành không đúng các chế độ hoặc công đoạn của Giấy tờ trên;
  • Lắp đặt các  đường ống, thiết bị để xả thải không xử lý ra môi trường. 

Thứ hai, Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và môi trường như sau:

  • Thực hiện sai một nội dung của Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
  • Không thực hiện một nội dung của giấy tờ trên;
  • Vận hành không đúng các nội dung của giấy tờ trên;
  • Xây lắp các thiết bị, máy móc xả thải ra môi trường;
  • Không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. 

Để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề, mời bạn đọc xem thêm tại Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây