Xử phạt hành chính nghiêm đối với hành vi vi phạm chế độ tiền lương!

0
176

Trong quan hệ lao động, tiền lương là nội dung các bên đặc biệt quan tâm, quyết định đến sự ổn định và bền vững của quan hệ lao động. Vậy tiền lương là gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hình thức xử phạt đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm chế độ tiền lương của người lao động? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu quy định mới nhất về tiền lương qua bài viết dưới đây.

tiền lương
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Trần Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tiền lương là gì?

Ở góc độ khái quát nhất, định nghĩa về tiền lương được Tổ chức Lao động quốc tế quy định trong Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương. Định nghĩa này có tính phổ biến và được hầu hết các quốc gia cụ thể hóa trong pháp luật, theo đó:

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.

Ở Việt Nam, khái niệm tiền lương được tiếp cận đơn giản trong quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động 2019:

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”. Theo định nghĩa này, tiền lương thể hiện rõ bản chất là giá cả của sức lao động trên cơ sở thỏa thuận cho việc thực hiện công việc. Quy định này cũng chỉ ra các bộ phận cấu thành tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mời bạn tham khảo thêm các vần đề về thời gian làm việc và thời giạn nghỉ ngơi  của người lao động để tránh bị phạt hành chính!

Tiền lương tối thiểu là gì? Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của pháp luật

Tiền lương tối thiểu là mức tiền lương thấp nhấp đảm bảo duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu cho người lao động. Mức tiền lương thấp nhất này mang tính bắt buộc, buộc người sử dụng lao động phải trả ít nhất bằng chứ không được thấp hơn, nếu trả ít hơn đồng nghĩa với vi phạm pháp luật và người lao động không thể đảm bảo trang trải cho các nhu cầu sinh sống tối thiểu, đảm bảo tái sản xuất sức lao động.

Mức lương tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019 là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất, chưa qua đào tạo học nghề quy đinh tại Điều 3 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, như sau:

(i) Mức 4,420,000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

(ii) Mức 3,920,000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

(iii) Mức 3,430,000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

(iv) Mức 3,070,000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Mức lương tối thiểu đối với lao động làm công việc đã qua đào tạo học nghề không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất và cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, cụ thể như sau:

(i) 4.729.400 đồng/tháng (= 4.420.000 + 4.420.000 x 7%) đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

(ii) 4.194.400 đồng/tháng (= 3.920.000 + 3.920.000 x 7%) đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

(iii) 3.670.100 đồng/tháng (=3.430.000 + 3.430.000 x 7%) đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

(iv) 3.284.900 đồng/tháng (=3.070.000 + 3.070.000 x 7%) đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Danh mục địa bàn thuộc các vùng I,II,III,IV xem thêm tại Phụ lục Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.

Tìm hiểu thềm về  quy định xử phạt hành chính khi vi phạm giao kết hợp đồng lao động.

Xử phạt đối với hành vi vi phạm về chế độ tiền lương của người lao động?

Điều 16 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về chế độ tiền lương của người lao động như sau:

(i) Phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng nếu người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

  • Không công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng tại nơi làm việc.
  • Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
  • Không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện thay đổi hình thức trả lương.
  • Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động.
  • Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
  • Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

(ii) Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

  • Trả lương không đúng hạn.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật.
  • Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật.
  • Trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.

theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 01 đến 10 người lao động.
  • Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
  • Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.
  • Từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.
  • Từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

(iii) Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau:

  • Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với vi phạm từ 01 đến 10 người lao động.
  • Từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
  • Từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

(iv) Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau:

  • Từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng với vi phạm từ 01 đến 10 người lao động.
  • Từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
  • Từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.
  • Từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.
  • Từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề, mời bạn đọc xem thêm thông tin tại Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây