Visa là gì? Việt Nam miễn visa cho những nước nào?

0
219

Visa là gì? Việt Nam miễn visa cho những nước nào? Nước nào miễn visa cho Việt Nam? Những vấn đề này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

khiếu nại hành chính
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Visa là gì?

Visa hiện nay được người dân sử dụng khá phổ biến. Đây là tên tiếng Anh của thị thực.

Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thị thực là là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Như vậy, visa hay thị thực là bằng chứng xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực.

Miễn thị thực (hoặc “miễn visa”) là việc một quốc gia cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.

Việt Nam miễn visa cho những đối tượng nào?

Theo Điều 12 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi 2019, các trường hợp được miễn thị thực vào Việt Nam gồm:

(i) Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

(ii) Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú;

(iii) Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

(iv) Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam;

(v) Việt Nam đơn phương miễn thị thực.

Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

(ii) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;

(iii) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Theo Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 91 nước, trong đó 04 Hiệp định với Ca-mơ-run, Nam-mi-bi-a, Ê-ti-ô-pi-a và Pa-na-ma (HCPT) chưa xác định hiệu lực.

Theo Nghị quyết 117/NQ-CP năm 2019, Chính phủ thống nhất gia hạn việc miễn thị thực cho công dân các nước: Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn dân quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Na Uy, Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Bê-la-rút khi nhập cảnh Việt Nam đến ngày 31/12/2022 với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nước nào miễn visa cho công dân Việt Nam?

Hiện nay, theo cập nhật của Bộ Ngoại giao, các nước đơn phương miễn visa cho công dân Việt Nam, gồm:

(i) Đài Loan miễn visa cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.

(ii) Ru-ma-ni miễn visa cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.

(iii) Pa-na-ma áp dụng miễn visa cho công dân Việt Nam.

(iv) Anh miễn visa cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao.

(v) Belarus miễn visa 05 ngày cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.

(vi) Hồng Công miễn visa cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ..

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây