Vợ hoặc chồng bị đánh nhưng phải nộp phạt?

0
262

Đánh đập gây thương tích là hành vi bạo lực khá phổ biến giữa vợ và chồng nhưng biện pháp xử lý đối với hành vi này chưa hiệu quả, chưa hợp lý vì vợ hoặc chồng là người bị đánh đập nhưng vẫn phải nộp phạt.

Vợ hoặc chồng

Mức phạt đối với hành vi đánh đập gây thương tích

Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:

(i) Phạt tiền từ 01 – 1.5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

(ii) Phạt tiền từ 1.5 – 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Ngoài việc bị phạt tiền thì người có hành vi vi phạm buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Lưu ý: Đây là mức phạt đối với hành vi chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vợ hoặc chồng bị đánh nhưng phải nộp phạt?

Việc vợ hoặc chồng là người bị đánh đập nhưng vẫn phải “nộp phạt” là quy định chưa hợp lý nhưng đang được áp dụng, cụ thể:

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”

Theo quy định trên thì tất cả thu nhập là tiền lương, tiền công của vợ, chồng hoặc thu nhập có được do sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, nếu tiền nộp phạt là tài sản chung của vợ chồng thì đồng nghĩa với việc người bị đánh phải nộp ½ số tiền phạt (pháp luật không có quy định người nộp phạt phải chứng minh tiền nộp phạt là tài sản riêng).

Kết luận: Mặc dù pháp luật chỉ xử lý với người có hành vi đánh đập gây thương tích và cũng không có điều khoản nào quy định “vợ bị đánh nhưng vẫn phải nộp phạt” nhưng xét về nguồn gốc tiền nộp phạt là tài sản chung thì đồng nghĩa với việc “vừa bị đánh vừa phải nộp một nửa tiền phạt”. Mặt khác, pháp luật hiện nay chưa có hình thức xử lý khác ngoài việc phạt tiền, xin lỗi công khai.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây