Xin giấy phép kinh doanh như thế nào? Đối tượng nào được xin giấy phép?

0
99

Giấy phép kinh doanh là gì? Công dụng của giấy phép kinh doanh? Xin giấy phép kinh doanh ở đâu và thủ tục xin giấy phép kinh doanh diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

xin giấy phép kinh doanh
Xin giấy phép kinh doanh như thế nào? Đối tượng nào được xin giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện hoạt động hợp pháp. Giấy phép kinh doanh chính là một sự chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cơ sở kinh doanh đó và là cơ sở để các cơ quan hành chính nhà nước dễ dàng quản lý trật tự xã hội và các điều kiện kinh doanh.

Có rất nhiều tên gọi và nhiều người không thể phân biệt được giấy phép kinh doanh là gì và giấy phép kinh doanh để làm gì trong các trường hợp khác nhau.

(i) Chỉ có số ít loại giấy phép được xem là giấy phép kinh doanh, ví dụ giấy phép kinh doanh hóa chất, giấy phép kinh doanh nhập khẩu, giấy phép kinh doanh xuất khẩu,…
(ii) Trên thực tế, thuật ngữ giấy phép kinh doanh là một thuật ngữ khá thông dụng nên có thể dễ dàng bị đánh đồng với tên gọi chung của nhiều loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận khác.
Ai cũng hiểu rằng kinh doanh thì cần phải có giấy phép, nhưng không thể biết chính xác tên của từng loại giấy cho những trường hợp cụ thể. Vì vậy, trong nhiều trường hợp ngay cả các doanh nghiệp thương mại có nhu cầu thực sự về việc xin giấy phép kinh doanh cũng không thể mô tả chính xác tên của giấy chứn nhận , rất dễ tạo ra sự nhầm lẫn cả trong công việc và kinh doanh.

Công dụng của giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh dùng để quản lý các hoạt động kinh doanh của những cơ sở kinh doanh. Nhà nước yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải hoàn thành các thủ tục hành chính đó là việc đăng ký giấy phép kinh doanh. Chỉ khi đã đăng kí và đủ điều kiện được cấp phép kinh doanh thì hình thức kinh doanh của cơ sở đó mới được coi là hợp pháp.

Với những mục đích trên, chắc chắn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của giấy phép kinh doanh và đã có câu trả lời đầy đủ về việc giấy phép kinh doanh dùng để làm gì.

Xin giấy phép kinh doanh như thế nào?

xin giấy phép kinh doanh
Xin giấy phép kinh doanh như thế nào? Đối tượng nào được xin giấy phép kinh doanh

Địa chỉ xin giấy phép kinh doanh

(i) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Nơi đăng ký là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh / thành phố sở tại;

(ii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Địa điểm đăng ký tại Phòng Đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh / thành phố sở tại;

(iii) Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Địa điểm đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh của Ủy ban nhân dân cấp huyện sở tại.

(iv) Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; Cơ quan cấp giấy chứng nhận là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

(v) Xác nhận công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm cấp.

(vi) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn Phòng cháy và chữa cháy, được cấp bởi Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sở tại;

(vii) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do Công an quản lý trật tự xã hội địa phương cấp.

(viii) Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám do Cơ quan cấp Sở y tế Tỉnh/Thành phố sở tại.

(ix) Giấy phép sản xuất thuốc thú y; Nơi cấp là Cục thú y sở tại.

(x) Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học); Nơi cấp Sở giáo dục tỉnh / thành phố sở tại.

(xi) giấy phép đào tạo chuyên nghiệp của cơ sở; Nơi cấp Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh / thành phố sở tại.

(xii) Giấy phép kinh doanh xuất – nhập khẩu; Nơi cấp Sở công thương tỉnh/thành phố sở tại.

(xii) Giấy phép quảng cáo; Nơi cấp Sở văn hóa thông tin và truyền thông.

(xiv) Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.

(xv) Giấy phép bán buôn rượu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

(xvi) Giấy phép bán lẻ rượu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

(xvii) Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

(xviii) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nơi cấp Sở Giao thông vận tải Tỉnh/Thành phố sở tại.

(xix) Giấy phép khuyến mãi theo chương trình; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.

(xx) iấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động; Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại.

(xxi) Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại.

(xxii) Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại….. Và còn nhiều loại Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận/Giấy phép khác.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Kinh doanh hộ cá thể

Bước 1: Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Phòng Kinh tế – Kế hoạch tài chính Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh muốn thành lập địa chỉ, gồm các thông tin, tài liệu sau:

(i) Hộ khẩu bản sao có công chứng;

(ii) Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân / thẻ căn cước / hộ chiếu;

(iii) Hợp đồng thuê mặt bằng của cửa hàng (nếu mặt bằng được thuê); Giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sở hữu);

(iv) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể có ghi đầy đủ thông tin.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện sẽ gửi giấy xác nhận đã tiếp nhận và sau 35 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ cá thể nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(i) Đã nộp đủ lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh.

(ii) Tên chủ doanh nghiệp đăng ký theo quy định;

(iii) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh;

(iv) Trường hợp hồ sơ đăng ký Giấy phép kinh doanh không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho chủ hộ kinh doanh được biết và nếu cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp.

Đối với thủ tục đăng ký thành lập công ty

Bước 1: Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, dự thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan đăng ký tỉnh / thành phố sở tại (như đã nêu ở trên).

Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác).

Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu thương mại + Thông báo mẫu con dấu thương mại mẫu lên Cổng thông tin đăng ký thương mại quốc gia.

Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng + thông báo số TKNH tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 6: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 7: Nộp thuế môn bài qua mạng.

Bước 8: Khai thuế lần đầu tại cơ quan thuế, đăng ký sử dụng hóa đơn VAT và thông hành phát hành hóa đơn VAT.

Bước 9: Báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho cơ quan thuế địa phương.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây