Có bị xử phạt hành chính khi buôn bán bóng cười không?

0
124

Bóng cười là một trong những trào lưu dành cho giới trẻ ngay cả khi chỉ mới du nhập vào Việt Nam, thậm chí trong những hộp đêm, quán bar thì bóng cười được coi như là một thú vui rất bình thường. Vậy bóng cười thực chất là gì? Tác động của bóng cười đến sức khỏe con người như thế nào? Bóng cười có bị cấm tại Việt Nam không? Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán bóng cười là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành chính buôn bán bóng cười? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến bóng cười qua bài viết sau đây. 

Phạt hành chính buôn bán bóng cười
Phạt hành chính buôn bán bóng cười

Bóng cười là gì?

Bóng cười hay khí gây cười được biết đến với tên khoa học là Dinito monoxit, hợp chất hóa học có công thức là N20. Khí này thường có vị ngọt, không màu và khi được bơm vào bóng bay được gọi là bóng cười. Loại hợp chất này được sử dụng để làm công cụ giải trí từ những năm của thế kỷ và đến đầu thế kỷ 20 thì loại khí này được sử dụng trong các lĩnh vực y tế như gây mê, an thần, giảm đau và được các bác sĩ thể thao, bác sĩ sản khoa và nha sĩ sử dụng rất thường xuyên. 

 Những quả bóng cười sẽ được người bán bơm khí N20 vào bằng một dụng cụ chuyên biệt. Người sử dụng sẽ cầm đầu bóng để hít khí. Khi hết khí quả bóng lại xẹp xuống như bình thường. Bên trong loại khí cười này có chứa chất làm ức chế thần kinh, làm cho cơ thể người dùng phản ứng chậm lại, tuy nhiên sẽ có được những cảm giác hưng phấn, sảng khoái, tạo ra những ảo giác để gây cười cho người sử dụng. Bởi vậy mà khí cười có tác dụng an thần rất nhanh và sâu. Tuy nhiên đối với việc sử dụng bóng cười quá nhiều sẽ gây nên các tác dụng không mong muốn. Liệu có phạt hành chính buôn bán bóng cười hay không? 

Tác động của bóng cười đến sức khỏe con người

Gây ảo giác 

Tưởng chừng như bình thường nhưng sử dụng và hít bóng cười tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chất này được biết đến là chất kích thích được bán hợp pháp ở một số nước châu Âu, đặc biệt là tại các hộp đêm. Hít bóng cười sẽ khiến người chơi sảng khoái và cười không kiểm soát được rồi chìm hẳn vào ảo giác, ngây ngất với mọi thứ xung quanh.

Trong lĩnh vực y tế, loại khí này được phép sử dụng với liều lượng nhất định do bác sĩ chỉ định. Với nhiều thủ thuật gây mê khác, bệnh nhân cần một thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục. Mặc dù loại khí này khi sử dụng trong y tế nó khá an toàn và được sử dụng chủ yếu trong các thủ thuật nha khoa, sản khoa và thể thao, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà sau khi sử dụng có thể gây ra một số triệu chứng như sốt, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn hoặc khó thở.

Thiếu hụt vitamin và thiếu máu. 

Việc sử dụng bóng cười thường xuyên có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt vitamin B và thiếu máu. Thiếu vitamin B có thể gây ngứa ở ngón tay và ngón chân kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày. Các trường hợp nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến bại liệt và đi lại khó khăn … Việc sử dụng bóng cười với số lượng lớn thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh công bố cho thấy loại khí cười này đã gây ra 17 ca tử vong ở nước này trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012, trong đó có 5 trường hợp tử vong vì ngạt thở do thiếu oxy.

Ảnh hưởng tới hệ tâm thần

Việc sử dụng bóng cười quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tâm thần và hệ tim mạch. Trong trường hợp nguy hiểm hơn, người dùng có thể bị trầm cảm hoặc thiệt mạng. Vậy liệu có bị phạt hành chính khi buôn bán bóng cười hay không? 

Bóng cười có bị cấm tại Việt Nam không?

Hiện nay, việc mua bán và nhập khẩu khí cười để sử dụng trong công nghiệp và phát triển kinh tế – xã hội vẫn được thực hiện nhưng cần phải được đảm bảo đúng theo các quy định chặt chẽ của pháp luật. 

Căn cứ theo điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. 

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc sử dụng bóng cười chưa có quy định cấm. Tuy nhiên thì tại phụ lục II Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tại nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì khí N2O là một trong hóa chất bị hạn chế sản xuất. 

Như vậy việc mua bán và sử dụng bóng cười là trái với quy định của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.  Theo đó, đối với các hành vi buôn bán bóng cười trái phép sẽ bị xử phạt hành chính buôn bán bóng cười.

Phạt hành chính buôn bán bóng cười
Phạt hành chính buôn bán bóng cười

Mức xử phạt hành chính buôn bán bóng cười

Vậy mức xử phạt hành chính buôn bán bóng cười như thế nào? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi sản xuất, kinh doanh bóng cười cần phải kinh doanh theo chừng mực nhất định và phải tuân theo quy định của pháp luật và phải được cấp Giấy phép hạn chế sản xuất kinh doanh hóa chất. 

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh, hóa chất thì mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh cụ thể như sau:

Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định;

b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành chính 

Thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh, hóa chất được quy định tại điều 38, 39, 40 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP như sau: 

Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp thuộc phạm vi quản lý xảy ra tại địa phương, cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều 5; Điều 7; Khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1 Điều 9; Khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Khoản 1 Điều 19; Khoản 1 Điều 24; Khoản 1 Điều 25; Khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Khoản 1, 2 Điều 29; Khoản 1, 2 Điều 30; Khoản 1 Điều 31; Khoản 1, 2 Điều 33; Khoản 1, 2 Điều 34; Khoản 1 Điều 36; Khoản 1, 2 Điều 37;

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung.

Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành

Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chánh Thanh tra Bộ Công thương, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp của Bộ Công thương; Cục trưởng Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác

Lực lượng Công an

a) Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;

b) Trạm trưởng, đội trưởng Công an nhân dân đang thi hành công vụ;

c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;

d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trường phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy; chữa cháy;

e) Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn;

Lực lượng Hải quan

a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;

b) Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.”

Trên đây là các quy định về xử phạt hành chính buôn bán bóng cười. Nếu các bạn đang quan tâm các vấn đề pháp lý hành chính, tham khảo thêm các bài viết trên trang luật hành chính. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây