Một số điểm mới trong xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường

0
85

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động của con người. Tuy vậy, nhiều người còn đang không có ý thức giữ gìn môi trường nên dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Vậy việc vi phạm pháp luật môi trường được xử lý như thế nào? Pháp luật quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường mà như thế nào?

xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chủ thể và hành vi vi phạm pháp luật môi trường

Theo quy định tại Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính về chủ thể có thể bị xử phạt hành chính nếu thực hiện các hành vi vi phạm do hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức thực hiện mà vi phạm quy định trong quản lý nhà nước nhưng chưa phải là tội phạm và thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính. Trong việc xử phạt vi phạm hành chính về môi trường thì Nghị định 155/2016/NĐ-CP cũng quy định rõ các mức xử phạt cũng như các hình thức xử phạt, cụ thể cùng Luật Hành Chính xem thêm ở phần dưới đây:

Chủ thể bị xử phạt

Theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Luật xử phạt vi phạm hành chính thì chủ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là những chủ thể sau:

  • Các cá nhân và tổ chức (trong nước và nước ngoài) thực hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường trong phạm vi lãnh thổ và các vùng thuộc chủ quyền Việt Nam thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP và những quy định có liên quan khác.
  • Đối với hộ gia đình và hộ kinh doanh có hành vi vi phạm thì cũng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này như đối với cá nhân vi phạm.

Những chủ thể là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường bao gồm những tổ chức sau đây:

  • Công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và những đơn vi phụ thuộc doanh nghiệp như văn phòng đại diện hay chi nhánh văn phòng được thành lập theo Luật Doanh nghiệp;
  • Các tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
  • Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài ở Việt Nam hoặc văn phòng đại diện của các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức nước ngoài được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư;
  • Những cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà những hành vi đó không thuộc thẩm quyền quản lý mà cơ quan nhà nước đó được giao;
  • Các tổ chức khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có thể kể đến như tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp; đơn vi sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

  • Luật bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường bao gồm những hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường sau đây:
  • Nhóm hành vi vi phạm quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường;
  • Nhóm hành vi gây ô nhiễm môi trường;
  • Hành vi vi phạm quy định của pháp luật môi trường về quản lý chất thải;
  • Hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh, sản xuất và dịch vụ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
  • Hành vi vi phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu các loại máy móc, thiết vị và phương tiện giao thông vận tải, các nguyên liệu, nhiên vật liệu, phế liệu và chế phẩm sinh học; các hoạt động nhập khẩu, phá dỡ các tàu biển đã qua sử dụng; các hoạt động lễ hội, du lịch cũng như khai thác khoáng sản;
  • Các hành vi vi phạm hành chính trong việc thực hiện quy định phòng chống, khắc phục hậu quả của ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường;
  • Các hành vi vi phạm về đa dạng sinh học: bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn kết hợp phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững các tài nguyên di truyền;
  • Những hành vi nhằm cản trở hoạt động quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và những vi phạm khác về bảo vệ môi trường được quy định tại Nghị định và Luật.

Nguyên tắc, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Nguyên tắc xử phạt

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

Những chủ thể vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường theo quy định của pháp luật;

Những người là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, các các bộ và nhân viên phụ trách các công việc bảo vệ môi trường mà gây nhũng nhiễu phiền hà hoặc bao che cho các chủ thê vi phạm; thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường thì tùy mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Nguyên tắc xử phạt hành chính được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính:

  • Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện đúng lúc, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
  • Phải tiến hành xử phạt vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, công khai khách quan, đúng người đúng việc đúng thẩm quyền, đúng theo quy định pháp luật;
  • Cần căn cứ vào mức độ, loại hành vi vi phạm để xác định mức phạt hành chính phù hợp;
  • Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi được pháp luật quy định và xử theo nguyên tắc một hành vi vi phạm thì chỉ bị xử phạt một lần và nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm thì mỗi người phải bị xử phạt về hành vi đó; nếu một người vi phạm hành chính nhiều lần hoặc thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xử phạt từng hành vi;
  • Người có thẩm quyền phải chứng minh được chủ thể có thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
  • Mức phạt dành cho tổ chức vi phạm gấp hai lần đối với cá nhân.

Hình thức xử phạt và mức xử phạt

Hình thức xử phạt chính: Điều 4 khoản 1 Nghị định 155/2016 / NĐ-CP vẫn giữ nguyên hình thức xử phạt và mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính sau đây: (1) Cảnh cáo; (2) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1 tỷ đồng, tổ chức phạt 2 tỷ đồng.
Các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng cùng với hình phạt chính. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung cũng như hình thức xử phạt chính, khắc phục hậu quả tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây