Xử phạt hành vi trộm cắp điện? Câu trộm điện có bị đi tù không?

0
308

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi, ở khu tôi sinh sống có một trường hợp trộm điện của nhà nước. Một phần do nhận thức của người dân, một phần do vấn đề quản lý chưa nghiêm ngặt. Vậy luật sư cho tôi hỏi là hành vi trộm điện như vậy thì có thể bị xử lý vi phạm ở mức độ nào, có những hình thức xử phạt nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Cũng chịu sự điều chỉnh trực tiếp về thủ tục và hình thức xử lý theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Hành vi trộm cắp điện tùy theo mức độ khác nhau, vi phạm khác nhau để áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính sao cho phù hợp.

Theo quy định của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP khi áp dụng các hình thức xử phạt trong lĩnh vực điện, an toàn điện có những hình thức sau:

Thứ nhất:Hình thức xử phạt chính

Đối với từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm được áp dụng để xử phạt đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc Đơn vị điện lực. Khi xử phạt đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực thì mức tiền phạt bằng 02 lần mức tiền phạt đối với cá nhân, cụ thể như sau:

– Mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực;

– Mức phạt tiền trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức; công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện quy định tại Nghị định này;

– Mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Thứ hai:Hình thức xử phạt bổ sung

Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Trong lĩnh vực điện lực

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm.

+ Trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm; Đình chỉ có thời hạn hoạt động tích nước hồ chứa thủy điện.

+ Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Tùy từng mức độ và hành vi để áp dụng hình thức xử lý, theo đó nếu khu bạn sinh sống có người trộm cắp điện thì sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP với mức phạt như sau:

“…9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;

h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;

k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.

Nếu như thuộc trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, ở mức độ nặng đối tượng có hành vi trộm cắp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây