Xử phạt trong trường hợp mất con dấu

0
285

Hoạt động kinh doanh, hoạt động hành chính đều cần đến con dấu để sử dụng. Trong một số trường hợp việc hoạt động mà bị mất con dấu thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý. Vậy việc xử lý được thực hiện ra sao? Quy định như thế nào?

tố cáo theo quy định
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Thứ nhất, quy định về bảo quản con dấu trong quá trình hoạt động

Trong quá trình hoạt động công ty, doanh nghiệp, việc sử dụng cũng như bảo quản con dấu đã có những quy định cụ thể về việc bảo quản con dấu cần tuân thủ đúng quy định pháp luật, được quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 như sau

“1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.

3. Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

4. Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.”

Bên cạnh đó, cũng tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 đã có quy định rõ ràng về việc trách nhiệm quản lý, bảo quản con ấu của cơ quan, công ty doanh nghiệp. Tại điều 24 như sau

“1. Chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con du và ban hành quy định về quản lý và sử dụng con du của cơ quan, tổ chức mình.

2. Đăng ký mẫu con dấu và thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quan biết trước khi sử dụng.

3. Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.

4. Giao nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu thuộc các trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật.

5. Con dấu phải được quản lý chặt chẽ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức; chỉ chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được quyết định việc mang con dấu ra ngoài trụ sở để sử dụng giải quyết công việc.”

Như vậy, ta có thể thấy rằng, việc bảo quản con dấu là nhiệm vụ của mỗi cơ quan khi sử dụng con dấu. Việc bảo quản, gìn giữ con dấu phải luôn luôn được đảm bảo thực hiện. Vì nếu để mất con dấu thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng. Cũng chính vì thế khi để mất con dấu, cơ quan, công ty doanh nghiệp đang sử dụng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề này.

Thứ hai, cách thức giải quyết khi để mất con dấu

Trong trường hợp cơ quan, công ty hay doanh nghiệp vô tình để mất con dấu trong quá trình sử dụng thì việc giải quyết ngay sau đó là phải làm hồ sơ để

“1. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do.

2. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do;

b) Quyết định thay đi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con du, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền;

b) Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.”

Như vậy, ta có thể thấy nếu trường hợp cơ quan, công ty doanh nghiệp không may để mất con dấu thì việc làm hồ sơ để xin cấp lại là việc bắt buộc phải làm. Hồ sơ để giải quyết cần chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ như đã nêu bên trên nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ túc cấp lại con dấu

Thứ ba, mức xử phạt khi mất con dấu theo quy định pháp luật

Trong trường hợp cơ quan, công ty doanh nghiệp để mất con dấu nhưng không thực hiện việc báo lại cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP như sau:

” Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;

b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;

c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;

d) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng;

đ) Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổchức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu;

e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;

Như vậy, trong trường hợp nếu cơ quan, đơn vị , công ty doanh nghiệp không thực hiện việc báo mất con dấu thì sẽ phải chịu mức xử phạt theo quy định pháp luật.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây