Vi phạm về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?

0
152

Kinh tế ngày càng phát triển, thị trường xuất khẩu hàng hóa ngày càng mở rộng. Tuy nhiên kéo theo đó là nhiều hành vi trái pháp luật diễn ra. Vậy xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa là gì? Hành vi vi phạm về xuất khẩu hàng hóa sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?

Vi phạm về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Trần Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Xuất khẩu hàng hóa là gì? Nhập khẩu hàng hóa là gì?

Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thời điểm trên đánh dấu mốc phát triển trong lĩnh vực ngoại thương của nước ta. Tình hình xuất khẩu hàng hóa cũng như nhập khẩu hàng hóa ngày càng được mở rộng và có cơ hội phát triển. Vây xuất nhập khẩu hàng hóa là gì?

Xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Một số thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước ta hiện nay như: EU, Trung Quốc, …

Nhập khẩu

Nhập khẩu là việc đưa hàng hoá từ nước ngoài vào lãnh thổ quốc gia hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia vào lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật.

Một số thị trường nhập khẩu hàng hóa của nước ta hiện nay như: EU, Mỹ, Trung Quốc, ...

Xem thêm về: Quyền lợi người tiêu dùng

Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới

Hồ sơ

Nhập khẩu hàng hóa

(i) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính quy định theo mẫu số HQ/2012-NK

(ii) Các chứng từ khác: đó là các chứng từ về hồ sơ hải quan, quy trình tủ tục hải quan đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán do Bộ Tài chính quy định, trừ vận đơn và hợp đồng thương mại

(iii) Chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan kiểm dịch y tế cấp với những hàng hóa thuộc đối tượng kiểm dịch y tế và Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa với những hàng hóa thuộc trường hợp phải kiểm tra.

(iv) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) với hàng hóa được ưu đãi về thuế nhập khẩu (nếu có) theo quy định tại Thông tư 128/2013Thông tư số 45/2007 của BỘ Tài chính

(v) Kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định pháp luật Hải quan hiện hành.

Xuất khẩu hàng hóa

(i) Tờ khai hải quan.

Sử dụng từ khai Hải quan trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu biên giới trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa không có hợp đồng mua bán theo mẫu số HQ/2012-XK.

(ii) Các chứng từ khác theo quy định pháp luật Hải quan hiện hành.

(iii) Chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan y tế cấp với hàng hóa theo quy định có yêu cầu cấp của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng

(iv) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) với hàng hóa được ưu đãi về thuế xuất khẩu hàng hóa (nếu có).

Trình tự thủ tục

Bước 1: Khai báo và xuất trình hồ sơ

Bước 1: Khai báo và xuất trình hồ sơ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người khai hải quan hoặc chủ hàng hóa phải khai báo tờ khai hải quan nộp và xuất trình hồ sơ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu với hải quan cửa khẩu đồng thời xuất trình hàng hóa để hải quan của khẩu kiểm tra, đối chiếu.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra, giám sát, đối chiếu với thực tế. Sau đó đến việc giải quyết các chế độ thuế, phí, xử lý vi phạm (nếu có các hành vi như nhập lậu,…) và quyết định thông quan qua biên giới theo trình tự thủ tục hải quan theo quy định pháp luật.

Để biết thêm về việc xử lý với hành vi nhập lậu, bạn đọc có thể xem thêm quy định về mức xử phạt đối với hành vi trên!

Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu

Thời hạn giải quyết: Trong vòng 8 giờ hành chính/ngày.

Trường hợp hết giờ hành chính mà lô hàng chưa được kiểm tra xong thì được tiếp tục làm trong thời gian ngoài giờ hành chính để hoàn thiện. 

Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu

Một số mặt hàng thuộc đối tượng cấm xuất khẩu hàng hóa hiện nay bao gồm:

(i) Vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ (trừ các vật liệu nổ công nghiệp)

(ii) Các sản phẩm mật mã được dùng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.

(iii) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định

(iii) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam; Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cấm xuất khẩu hàng hóa;

(iv) Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc cấm xuất khẩu hàng hóa;

(v) Một số loại hàng hóa khác như: Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc nhóm quý hiếm, mẫu động vật, thực vật hoang dã đang nguy cấp, quý, hiếm theo quy định; các loại thủy sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu hàng hóa,…

Một số mặt hàng cấm nhập khẩu:

(i) Vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ (trừ các vật liệu nổ công nghiệp)

(ii) Pháo các loại theo quy định của Bộ Công an;

(iii) Một số mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng như hàng dệt may, hàng điện tử, thiết bị y tế,… do Bộ Công thương quy định và các loại hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố.

(iv) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam; tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi,…. theo quy định của Luật Bưu chính; các thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện;

(v) Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành,… tại Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện;

(vi) Phương tiện vận tải tay lái bên phải trừ một số loại theo quy định; Các loại ô tô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô, xe máy, xe chuyên dùng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ do Bộ Giao thông vận tải công bố;

(vii) Các vật tư, phương tiện đã qua sử dụng do Bộ Công thương công bố;

(viii) Hóa chất nằm trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam

(ix) Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam

(x) Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố;

(xi) Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole do Bộ Xây dựng công bố;

(xii) Hóa chất độc Bảng 1 theo quy định và hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm: Hàng xách tay

Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị định số 98/2020 do Chính phủ ban hành. Theo đó, người vi phạm có thể bị áp dụng các mức xử phạt sau:

(i) Với hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 2 triệu đồng, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;

(ii) Với hàng hóa vi phạm có giá trị 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;

(iii) Với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 70 triệu đồng, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng;

(iv) Với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng;

(v) Với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng;

Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định trên, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật nếu không bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này.

Theo đó, các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 3 Nghị định trên bao gồm:

(i) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này – Điểm a Khoản 3

(ii) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này – Điểm b Khoản 3

(iii) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do người vi phạm thu được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này – Điểm c Khoản 3

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết liên quan đến lĩnh vục trên tại Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây