Tất tần tật các quy định về xuất ngũ bạn cần nắm vững

0
335

Nhập ngũ là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân Việt Nam nói riêng cũng như công dân trên thế giới khác nói chung. Sau khi một công dân đủ điều kiện để nhập ngũ, hết thời hạn rèn luyện sẽ được xuất ngũ. Dưới đây chính là những điều cần biết giúp bạn nắm vững hơn kiến thức về xuất ngũ.

xuất ngũ
Để biết thêm nhiều kiến thức của luật nghĩa vụ quân sự liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xuất ngũ là gì?

Khi thanh niên Việt Nam đến độ tuổi nhất định phải tham gia nghĩa vụ quân sự nếu như có đủ điều kiện. Sau khi hết khoảng thời gian như quy định thì sẽ được xuất ngũ. Xuất chính là ra khỏi một vấn đề gì đấy, ngũ chính là hàng ngũ, quân ngũ. Khi kết hợp hai từ này là với nhau thì xuất ngũ chính là việc được phép rời khỏi quân đội của quân nhân. Quân nhân sẽ được trở về đời sống dân sự bình thường khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, không chỉ được hết thời hạn, nếu quân nhân không còn đủ điều kiện về sức khỏe hay những lý do chính đáng khác sẽ được xuất ngũ trước thời hạn luật định. 

Điều kiện xuất ngũ

Căn cứ vào Điều 43 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 để hạ sĩ quan hay binh sĩ được xuất ngũ thì cần phải có đầy đủ những điều kiện nhất định, cụ thể như sau:

Đối với Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn như quy định:

  • Thời hạn để hạ sĩ quan, binh sĩ phải phục vụ trong quân ngũ đó là 24 tháng.
  • Tuy nhiên, thời gian trên có thể được thay đổi theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và không quá 6 tháng khi có những trưởng hợp như:

+ Để đảm bảo về nhiệm vụ sẵn sàng tham gia chiến đấu;

+ Đang tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Đối với Hạ sĩ quan, binh sĩ chưa hết thời hạn như quy định:

  • Nếu như hạ sĩ quan, binh sĩ có kết quả của sự giám định y khoa quân sự về việc không đủ sức khỏe để tiếp tục tham gia phục vụ tại quân ngũ.
  • Nếu như hạ sĩ quan, binh sĩ có những lý do cụ thể như sau:

+ Khi họ là người lao động trực tiếp và duy nhất trong nhà để nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động, hoặc chưa đến tuổi để lao động. Hay khi trong gia đình có thiệt hại nặng nề về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh và có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Khi họ là con của bệnh binh, người bị nhiễm chất độc màu da cam và bị suy giảm lao động từ 61% đến 80%.

+ Khi họ là anh em trai của liệt sĩ;

+ Khi họ là con của thương binh (thương binh hạng hai), con của bệnh binh, con của người bị nhiễm chất động màu da cam mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Khi họ là người làm công tác cơ yếu nhưng lại không phải là công an nhân dân, quân nhân;

Xem thêm: đăng ký nghĩa vụ quân sự

Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết xuất ngũ

Căn cứ theo Điều 44 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì những người, những cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm để giải quyết xuất ngũ như sau:

  • Nếu là việc xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
  • Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và các cấp tương đương trở lên sẽ có quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền hạn mình. Có trách nhiệm tổ chức các lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ khi đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phải bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã giao quân.

Có ngoài ra có trách nhiệm thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ cũng như cơ quan Ủy ban nhân dân cấp huyện, cùng những cơ quan có liên quan khác. Và những cơ quan đó có cũng phải có trách nhiệm tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi xuất ngũ. Hết thời hạn 15 ngày, hạ sĩ quan, binh sĩ phải đi đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo Điều 45 của luật này quy định.

Trách nhiệm của hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ

Căn cứ theo Điều 45 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì khi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ thì có những trách nhiệm như sau:

Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ khi về nơi cư trú hoặc trở về lại nơi làm việc, học tập cũ trong thời hạn 15 ngày, không tính ngày nghỉ, thì hạ sĩ quan, binh sĩ phải đến cơ quan học tập hay làm việc trước đó phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để được đăng ký phục vụ vào trong ngạch dự bị.

Giấy xuất ngũ bộ đội

xuất ngũ
Để biết thêm nhiều kiến thức của luật nghĩa vụ quân sự liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Có thể thấy giấy xuất ngũ của bộ đội gồm có những giấy tờ như trên. Trong giấy tờ xuất ngũ sẽ có con dấu, chữ ký xác nhận và con dấu để xác nhận bộ đội đó được xuất ngũ. Ngoài ra, còn có những thông tin cá nhân của bộ đội được xuất ngũ.

Một số câu hỏi thường gặp

Xuất ngũ năm 2021 được bao nhiêu tiền?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người rất quan tâm và chú ý đến bởi lẽ việc cống hiến đấy có được trợ cấp gì hay không? Căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 27 thì sẽ được hưởng trợ cấp khi xuất ngũ. Cụ thể mức trợ cấp sẽ được cấp bằng 6 tháng tiền lương cơ sở tại chính thời điểm hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ. Và hiện tại, mức lương cơ sở đó là 1 triệu 490 ngàn. Như vậy, số tiền mà khi xuất ngũ các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ nhận được một số tiền là 8 triệu 940 ngàn Việt Nam đồng.

Muốn tìn hiểu thêm các vấn đề liên quan, truy cập ngay Luật hành chính

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây