Nguồn bổ trợ trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào?

0
1158

Nguồn bổ trợ là loại nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, hầu như chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể luật quốc tế.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về nguồn của tư pháp quốc tế

Trong hệ thống pháp luật quốc gia, tư pháp quốc tế là ngành luật đặc thù, chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đây là các quan hệ phát sinh chủ yếu giữa công dân, pháp nhân của các nước khác nhau, quốc gia là chủ thể đặc biệt. Nguồn của tư pháp quốc tế có thể được hiểu ở hai khía cạnh sau đây:

Theo nghĩa rộng, nguồn của tư pháp quốc tế chính là tổng thể các căn cứ dưới hình thức là cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý mà thông qua đó cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Theo nghĩa hẹp, nguồn của tư pháp quốc tế là những hình thức chứa đựng các quy phạm, nguyên tắc để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Nguồn của tư pháp quốc tế có những đặc điểm đặc thù, bởi lẽ vừa chứa đựng các yếu tố nước ngoài, vừa có yếu tố pháp luật trong nước.

Về các nguồn của tư pháp quốc tế:

Thứ nhất, về nguồn điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế khi các Điều ước quốc tế đó chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Điều ước quốc tế là một trong những nguồn luật quan trọng của tư pháp quốc tế, đây là hệ thống những quy phạm pháp luật được xác lập bởi hai hoặc nhiều chủ thể của tư pháp quốc tế thỏa thuận và ký kết nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ giữa các bên trong quan hệ quốc tế. Điều ước quốc tế mang ý nghĩa vô cùng thiết thực, được ký kết điều chỉnh ở nhiều lĩnh vực quan trọng như thương mại, hàng hải quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, dân sự và gia đình, …

Thứ hai, về nguồn pháp luật trong nước: Do điều kiện đặc thù riêng của mỗi quốc gia cả về kinh tế, xã hội và chính trị,…Đồng thời cùng với tính chất đặc thù của tư pháp quốc tế là điều chỉnh mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đây là các mối quan hệ có tính chất đa dạng và phức tạp. Do vậy, để đảm bảo toàn diện việc điều chỉnh của tư pháp quốc tế, mỗi quốc gia đều tự ban hành trong hệ thống pháp luật của nước mình những quy phạm để điều chỉnh các vấn đề này. Việc áp dụng pháp luật quốc gia trong giải quyết xung đột liên quan đến tư pháp quốc tế được thực hiện khi các bên có thỏa thuận hoặc cơ quan tài pháp lựa chọn áp dụng. Cần lưu ý, luật được lựa chọn không được trái với trật tự công cộng của nước có Tòa án giải quyết.

Thứ ba, nguồn tập quán quốc tế : Tập quán quốc tế được hiểu là thói quen trong thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung rõ ràng, cụ thể, được áp dụng liên tục, phổ biến được các chủ thể trong thương mại quốc tế công nhận

Thứ tư, nguồn án lệ: Án lệ là các bản án hoặc quyết định của Tòa án được sử dụng để giải quyết đối với những quan hệ tương ứng ở tương lai.

Nguồn bổ trợ trong tư pháp quốc tế 

Nguồn bổ trợ (hay phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế) là loại nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, hầu như chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể luật quốc tế, chúng bao gồm các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học giả danh tiếng về luật quốc tế. Các loại nguồn bổ trợ trong tư pháp quốc tế bao gồm:

Các nguyên tắc pháp luật chung là những nguyên tắc mang tinh chất pháp lý kỹ thuật được ghi nhận trong hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới và được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng trong trường hợp không có các nguyên tắc và các quy phạm luật quốc tế. Ví dụ: Nguyên tắc luật chung thay thế nguyên tắc luật riêng, luật sau thay thế luật trước. Nguyên tắc không ai là thẩm phán trong vụ việc của chính mình.

Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi do các chủ thể có thẩm quyền của quốc gia thể hiện nhằm mục đích xác lập về quyền và nghĩa vụ pháp lý cho quốc gia.

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là các phán quyết giải quyết tranh chấp do các cơ quan tài phán quốc tế đưa ra có vai trò làm sáng tỏ hoặc là cơ sở hình thành điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ là những văn bản không có giá trị pháp lý ràng buộc. Do các tổ chức quốc tế đưa ra nhắm giải thích hoặc giải quyết một số vấn đề của luật quốc tế.

Học thuyết của các học giả

Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tư pháp quốc tế là có giá trị ngang nhau về việc tồn tại quy phạm điều ước không làm loại bỏ hiệu lực quy phạm tập quán cùng một vấn đề.Một quy phạm có thể tồn tại dưới dạng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế thì tùy từng chủ thể sẽ chọn hình thức phù hợp với mình, điều ước quốc tế có thể loại bỏ giá trị của tập quán quốc tế, cá biệt có trường hợp ngược lại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây