THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

0
3

1- Người lao động là đối tượng cư trú thuế

NLĐ là cá nhân cư trú (theo Luật TNCN) có thu nhập phát sinh trong mối quan hệ lao động với NSDLĐ, trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi chi trả hoặc nhận thu nhập (gọi chung là “thu nhập từ tiền lương”), sẽ thuộc đối tượng chịu TTNCN.

Nguyên tắc pháp chế

Cá nhân cư trú được hiểu là các cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm Dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày; hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo pháp luật về cư trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 183 ngày trở lên.

(a) Đăng ký mã số TNCN cho NLĐ.

Mỗi NLĐ có thu nhập chịu TTNCN phải có mã số thuế riêng. NLĐ được ủy quyền cho NSDLĐ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế ở địa phương có thẩm quyền thay cho NLĐ. Do đó, NSDLĐ cần yêu cầu NLĐ nào mà chưa có mã số TNCN cung cấp giấy tờ cá nhân của NLĐ và những người phụ thuộc của NLĐ để NSDLĐ đăng ký mã số TNCN cho NLĐ và những người phụ thuộc.

(b) Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân định kỳ cho NLĐ

TTNCN phải được NSDLĐ kê khai và tạm nộp hằng tháng chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế (nếu kê khai theo tháng) hoặc hàng quý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế (nếu kê khai theo quý). Nếu có tháng hoặc quý nào không phát sinh việc khấu trừ TNCN thì không phải khai thuế. Số thuế đã tạm nộp được đối chiếu với số tiền thuế mà NLĐ phải đóng theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết toán TNCN để xác định NLĐ được hoàn thuế hay phải đóng thêm số TNCN còn thiếu.

(c) Quyết toán TNCN

Chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm Dương lịch, NLĐ phải trực tiếp kê khai quyết toán TNCN trong năm. Tuy nhiên, nếu NLĐ có HĐLĐ từ 03 tháng trở lên, có thu nhập từ NSDLĐ và thực tế đang làm việc cho NSDLĐ tại thời điểm quyết toán TNCN, không có hoặc có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này, hoặc NLĐ được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình DN hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống, cho NLĐ đó. Trong trường hợp này, thời hạn cuối cùng để quyết thì NLĐ được ủy quyền cho NSDLĐ kê khai quyết toán TNCN toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm Dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm. Theo đó, NSDLĐ sẽ nộp tờ khai quyết toán TNCN cho những NLĐ đang còn làm việc cho NSDLĐ cho cơ quan thuế có thẩm quyền ở địa phương và giúp NLĐ quyết toán TNCN theo thời hạn trên. Đối với các trường hợp NLĐ phải tự quyết toán TNCN chẳng hạn như NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ với NSDLĐ trước thời điểm phải quyết toán thuế, NLĐ có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo và NLĐ có yêu cầu thì NSDLĐ phải cấp chứng từ khấu trừ thuế để NLĐ đó tự quyết toán TNCN với cơ quan thuế ở địa phương. Trong trường hợp này, thời hạn cuối cùng để quyết toán thuế sẽ là ngày 30/4 hằng năm. Đối với NLĐ là người nước ngoài thì khi chấm dứt HĐLĐ với NSDLĐ và trước khi rời khỏi Việt Nam, NLĐ là người nước ngoài phải làm thủ tục quyết toán TNCN. Nếu phát sinh số TNCN phải nộp thêm thì thời hạn để NLĐ thực hiện nghĩa vụ này chậm nhất cũng là ngày cuối cùng để quyết toán thuế được nêu ở trên.

Xem thêm: Cơ sở phương pháp điều tra hình sự

Xem thêm: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

(d) Tính TNCN

Cơ sở để tính TNCN của cá nhân cư trú là thu nhập tính thuế và thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm giảm trừ gia cảnh; các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện; và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Giảm trừ gia cảnh, bao gồm các khoản sau đây:

– 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) (mức giảm

trừ đối với cá nhân người nộp thuế); và

– 4,4 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc (mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc).

Các khoản đóng cho bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện được trừ bao gồm các khoản bảo hiểm bắt buộc mà NLĐ phải đóng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo thực tế. Riêng đối với khoản đóng bảo hiểm hưu trí hoặc tham gia quỹ hưu trí tự nguyện thì mức giảm trừ tối đa là 1.000.000 đồng/tháng.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học đã đóng góp cho các tổ chức nhân đạo, từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

(e) Khấu trừ TNCN

NSDLĐ chi trả thu nhập cho NLĐ sẽ thực hiện khấu trừ lại số TNCN mà NLĐ phải nộp để nộp cho cơ quan thuế ở địa phương.

2-  Người lao động là cá nhân không cư trú

Các cá nhân không đáp ứng được điều kiện để trở thành cá nhân cư trú theo quy định của Luật TNCN theo phân tích tại Mục 12.1.1 nêu trên thì được xem là cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế. Khi đó, cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế sẽ nộp TNCN cho thu nhập từ tiền lương theo mức thuế suất 20% trên thu nhập chịu thuế mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập là ở đâu. Số TNCN cho thu nhập từ tiền lương mà cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phải nộp được khái quát theo công thức sau:

TNCN = Thu nhập chịu thuế × 20%

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây