Có được quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ?

0
290

Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, người dân được phép giám sát đối với lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) khi làm nhiệm vụ. Vậy cá nhân có được quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ?

khiếu nại hành chính
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Contents

5 hình thức giám sát của người dân đối với CSGT

Thông tư 67/2019/TT-BCA đã liệt kê cụ thể 05 hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại Điều 11 gồm:
1- Thông qua các thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2 – Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
3 – Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
4 – Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5 – Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.
Trong đó, nhân dân được quyền giám sát hoạt động của lực lượng CAND trong việc thi hành quy định pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và việc chấp hành quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ (căn cứ Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA).
Chính vì vậy, người dân hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức khác nhau thuộc 05 hình thức kể trên để giám sát hoạt động của CSGT làm nhiệm vụ.

Có được quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ?

Như đã đề cập ở trên, người dân được phép sử dụng các hình thức khác nhau, trong đó có việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp để giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc chụp ảnh hay quay phim cần đảm bảo các điều kiện được ghi nhận tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trong đó, Điều 4 Thông tư này đã giải thích về khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Dây căng là dây có nền màu đỏ và có in dòng chữ “KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG” màu vàng.
Như vậy, người dân được quyền quay phim, chụp ảnh CSGT nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ trong khu vực cho phép và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Quay phim, chụp hình CSGT sao cho đúng luật?

Việc cho phép người dân quay phim, chụp ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ sẽ góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, ngăn chặn hành vi tiêu cực của lực lượng CSGT. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý những nội dung sau đây để đảm bảo thực hiện đúng với quy định của pháp luật:
– Thứ nhất, quay phim, chụp ảnh phải khách quan, trung thực, không được cắt ghép chỉnh sửa. Trường hợp cắt ghép nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của CSGT, lợi dụng vào đó kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thứ hai, quay phim, chụp ảnh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của CSGT; chỉ thực hiện trong khu vực cho phép, không được quay phim, chụp ảnh trong khu vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông hoặc các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình,…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây