Nguyên tắc pháp chế trong ngành luật hình sự

0
7

Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc chung của cả hệ thống pháp luật Việt Nam, được tuân thủ trong tất cả các ngành luật cụ thể.

Nguyên tắc pháp chế

Cũng như các ngành luật khác, ngành luật hình sự được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc nhất định, trong đó có những nguyên tắc có tính chất chung cho cả hệ thống pháp luật và những nguyên tắc có tính đặc thù của ngành luật hình sự. Việc tuân thủ những nguyên tắc này trong xây dựng cũng như áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự sẽ đảm bảo cho ngành luật hình sự thực hiện được các chức năng của mình. Nhìn tổng thể, các quy phạm pháp luật hình sự phải thể hiện được các nội dung của nguyên tắc đã đặt ra. Có thể có những quy định cụ thể không thể hiện trực tiếp nội dung của nguyên tắc nào của ngành luật hình sự nhưng những quy định này đều không được trái với các nguyên tắc đó.

Xem thêm: Cơ sở phương pháp điều tra hình sự

Xem thêm: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

Hiện nay, chưa có sự thống nhất trong việc xác định những nguyên tắc thuộc hệ thống các nguyên tắc của ngành luật hình sự.

Nguyên tắc pháp chế

Tác giả xác định có 6 nguyên tắc của luật hình sự, trong đó có 3 nguyên tắc là những nguyên tắc đặc thù của luật hình sự. Cụ thể 6 nguyên tắc đó là: Nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc hành vi; nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc phân hoá TNHS.

Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc chung của cả hệ thống pháp luật Việt Nam, được tuân thủ trong tất cả các ngành luật cụ thể. Trong ngành luật hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt đều phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong văn bản luật (hiện nay là BLHS); việc xác định tội phạm và hình phạt trong áp dụng luật đều phải dựa trên các điều luật cụ thể. Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi phải được tuân thủ trong cả hoạt động lập pháp và hoạt động áp dụng luật. Cụ thể:

– Những hành vi bị coi là tội phạm phải được quy định thành các tội danh cụ thể và được mô tả rõ ràng bởi quy phạm pháp luật hình sự;

– Những loại hình phạt có thể được áp dụng cho người phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu TNHS) phải được quy định bởi quy phạm pháp luật hình sự và phải được xác định cho từng tội danh đã được quy định;

– Các căn cứ của việc quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu TNHS) phải được quy định thống nhất bởi quy phạm pháp luật hình sự;

– Việc truy cứu TNHS người phạm tội (cũng như pháp nhân thương mại phải chịu TNHS) phải tuân thủ các quy định của ngành luật hình sự: Chỉ được kết tội họ về tội danh đã được quy phạm pháp luật hình sự quy định cũng như chỉ được tuyên hình phạt trong phạm vi mức độ cho phép của quy phạm pháp luật hình sự.

Những yêu cầu trên đây của nguyên tắc pháp chế đã được thể hiện trong các điều luật của BLHS. Khoản 1 Điều 2 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”. Tương tự như vậy, khoản 2 Điều 2 cũng xác định pháp nhân thương mại chỉ có thể phải chịu TNHS theo các tội danh được quy định tại Điều 76 khi thoả mãn các điều kiện của Điều 75. Điều 8 cũng khẳng định tội phạm phải là hành vi đã được quy định trong BLHS. Điều 30 khi định nghĩa hình phạt đã khẳng định: Hình phạt “… được quy định trong Bộ luật này, do toà án qưyết định áp dụng…”. Điều 50 quy định: “Khi quyết định hình phạt, toà án căn cứ vào quy  định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS”.

Từ nguyên tắc pháp chế (có tính chât chung), ngành luật hình sự Việt Nam thừa nhận một số nguyên tắc có tính đặc thù của ngành luật hình sự nhưng cũng chỉ là sự biểu hiện của nguyên tắc pháp chế. Trước hết phải kể đến nguyên tắc đã được thừa nhận chung “Nullum crimen sine lege” (không có tội khi không có luật). Cũng từ nguyên tắc này, ngành luật hình sự Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc “áp dụng tưcmg tự” và nguyên tắc “hiệu lực trở về trước ” (còn được gọi là nguyên tắc “hồi tố”) để truy cứu TNHS một người (có hành vi nguy hiểm cho xã hội).(1) Điều 2 vằ Điều 8 BLHS đã được nêu trên thể hiện rõ ràng quan điểm cấm “áp dụng tương tự” để truy cứu TNHS. Điều 7 BLHS là điều luật thể hiện rõ quan điểm cấm áp dụng “cớ hiệu lực trở về trước” để truy cứu TNHS.

Nguồn: Giáo trình khoa học điều tra hình sự – Đại học Luật Hà Nội.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây