Khiếu nại về bảo hiểm xã hội, trình tự thủ tục thế nào?

0
362

Khi có dấu hiệu quyền lợi của người lao động bị xâm phạm, thì người lao động phải nộp đơn ở đâu, cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì và thủ tục khiếu nại như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi xin được phân tích thẩm quyền, hồ sơ và thủ tục giải quyết khiếu nại bảo hiểm xã hội

Khiếu nại về bảo hiểm
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục giải giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội lần đầu

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội:

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 đối với trường hợp cơ quan, doanh nghiệp ra quyết định hành vi hành chính bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại.

Thứ hai, hồ sơ, thủ tục giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội, Khoản 1 Điều 34 Luật Khiếu nại năm 2011. Theo đó, khi người có yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết khiếu nại lần đầu lên người sử dụng lao động, Giám đốc bảo hiểm xã hội các cấp, Chánh thanh tra Sở Lao động thương binh – Xã hội (Khoản 4 Điều 237 Bộ luật Lao động 2012) thì người có yêu cầu cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

(i) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lại lời khiếu nại cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn; Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại; Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì trong đơn phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện; Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh; Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, được quyền khiếu nại tiếp theo quy định của pháp luật.

(ii) Tài liệu chứng cứ do bên yêu cầu (bên viết đơn) cung cấp.

(iii) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có).

(iv) Các tài liệu khác có liên quan.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại cùng các tài liệu – chứng cứ đính kèm thì người có thẩm quyền hoặc người được giao trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện phân loại, xử lý đơn theo quy định tại Điều 5, Điều 20, Điều 21, Điều 22 để quyết định việc thụ lý hay không thụ lý đơn. Việc thụ lý đơn phải được thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người đại diện (đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung), cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại biết đến.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý đơn. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Xem thêm: Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn khiếu nại theo quy định của pháp luật

Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục giải quyết khiếu nại bảo hiểm xã hội lần hai trở đi

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết bảo hiểm xã hội lần hai trở đi

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 119Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 trường hợp người sử dụng lao động đã giải quyết đơn khiếu nại nhưng người lao động cảm thấy không hài lòng với kết quả giải quyết khiếu nại hoặc người lao động đã nộp đơn khiếu nại ở cơ quan quản lý về lao động cấp huyện mà cơ quan quản lý nhà nước về lao động giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể nộp đơn khiếu nại bảo hiểm xã hội yêu cầu Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc nộp đơn lên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh yêu cầu giải quyết khiếu nại.

Đối với trường hợp người lao động đã nộp đơn khiếu nại lên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh mà người lao động thấy kết quả giải quyết của cơ quan quản lý về lao động cấp tỉnh không thỏa đáng thì người lao động gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ hai, hồ sơ và thủ tục giải quyết khiếu nại bảo hiểm xã hội lần hai trở đi

Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh vụ việc, đối thoại, hòa giải và đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người có thẩm quyền vẫn không giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Khi nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết khiếu nại lần hai, người có yêu cầu cần nộp các giấy tờ tại Khoản 1 Điều 34Luật Khiếu nại năm 2011 đã được trích dẫn ở trên như sau:

(i) Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại;

(ii) Tài liệu, chứng cứ do các bên yêu cầu cung cấp;

(iii) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

(iv) Biên bản tổ chức đối thoại;

(v) Quyết định giải quyết khiếu nại lần một;

(vi) Các tài liệu khác có liên quan.

Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai của người có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét các giấy tờ mà người có yêu cầu giải quyết khiếu nại đã nộp từ đó tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại, từ đó đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Việc tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội không chỉ giúp người dân có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình trước nguy cơ bị xâm phạm mà còn nâng cao kiến thức pháp luật của người dân trong việc tìm hiểu và thực thi các quy định của pháp luật, hạn chế những tranh chấp, mâu thuẫn không đáng có. Điều đó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể phát hiện những sai phạm của người sử dụng lao động từ những đơn khiếu nại, tố cáo của người lao động, từ đó đưa ra mức chế tài xử phạt hợp lý nhất.

Xem thêm: Khiếu nại và tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây