Trang chủ Kiến thức hành chính Thẩm quyền cấp phép thi hành ngay quyết định hành chính

Thẩm quyền cấp phép thi hành ngay quyết định hành chính

0
199
Đánh giá post

Các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người được ủy quyền hành pháp đơn phương đưa ra một tình trạng pháp lý cho một công chức, một công dân hoặc một tập thể công dân. Đó là sự cho phép, cấm đoán, bắt buộc hành động, quy định điều kiện. Các quyết định hành chính được phân thành: quyết định cho phép và quyết định ra lệnh. Và, gắn với hai loại quyết định ấy sẽ có hai loại quyền: quyền cấp phép thi hành ngay quyết định hành chính và quyền ra lệnh.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quyết định hành chính là gì?

Quyết định hành chính là hình thức thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan hành chính nhà nước hoặc chức vụ nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức khác khi được ủy quyền, được ban hành trên cơ sở pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật theo trình tự và hình thức văn bản hoặc văn nói theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu của quyết định hành chính là nhằm định ra các chính sách; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của quyền hành pháp. Nói cách khác, quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính nhà nưốc (hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền) nhằm đưa ra những quy định chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tổ chức.

Theo Từ điển Luật Học: “Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân nhà nước được Nhà nước trao quyền thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.

Quyết định hành chính của nhà nước Việt Nam chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó và những tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền trên cơ sở và để thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, của chính mình, theo thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, nhằm đặt ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng; hoặc đặt ra, đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính… hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng; hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, những quan hệ pháp luật khác cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của quyền lực hành chính nhà nước.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

Quyền cấp phép, ra lệnh và đòi hỏi thi hành ngay quyết định hành chính

Các cơ quan hành chính nhà nước, các chức vụ hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong phạm vi thẩm quyền của mình có quyền ra các quyết định để giải quyết các công việc cụ thể thuộc tổ chức, hoạt động nội bộ nhà nước hoặc liên quan đến tự do, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân hoặc tổ chức.

Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người được ủy quyền hành pháp đơn phương đưa ra một tình trạng pháp lý cho một công chức, một công dân hoặc một tập thể công dân. Đó là sự cho phép, cấm đoán, bắt buộc hành động, quy định điều kiện. Các quyết định hành chính được phân thành: quyết định cho phép và quyết định ra lệnh. Và, gắn với hai loại quyết định ấy sẽ có hai loại quyền: quyền cấp phép và quyền ra lệnh.

– Thứ nhất, đối với quyền cấp phép của hành chính nhà nưốc xuất phát từ quy định của pháp luật đòi hỏi trước khi thực hiện một số hoạt động công dân hoặc tập thể công dân phải khai báo hay đê’ nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào các điều kiện luật định các cơ quan nhà nước quyết định cho phép hay không cho cho phép hoạt động. Khi thực hiện quyền cấp phép các cơ quan hành chính nhà nước hoặc các nhà chức trách thường lưu ý các chỉ dẫn:

+ Nếu đương sự đề nghị không có điều kiện luật định thì không được cấp phép, nhưng nếu cứ cấp phép thì quyết định đó là bất hợp pháp;

+ Nếu vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định thông lệ, cơ quan có bổ phận cấp giấy phép khi đương sự hội đủ điều kiện luật định, mà không có quyền xem xét hoạt động của đương sự có thích nghi hay không.

Ví dụ chứng minh, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp;

+ Nếu vấn đề thuộc quyền quyết định chuyên môn, cơ quan có thể xem xét tính thích nghi, nhưng chắc chắn là cơ quan không thể từ chối, nếu không chứng minh được hoạt động xin phép không thích hợp. Nhà nưốc không được thực hiện quyền hạn theo sở thích.

Ví dụ chứng minh: không thể từ chối cấp bằng lái xe nếu không chứng minh được người xin phép có khuyết tật…

– Thứ hai, đối với quyền ra lệnh được thực hiện trưốc một vấn đề đặt ra trong thi hành pháp luật, thỏa mạn một nhu cầu công cộng hoặc an ninh, trật tự bị quấy rối … Trong trường hợp ấy, các cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải ra lệnh hoặc bắt buộc công dân phải thực hiện những hành vi nhất định.

Ví dụ: đã có biên bản về ngôi nhà đe đọa sụp đổ nguy hại cho an toàn công cộng, hoặc có kiến nghị của công dân thuê nhà hay những người hữu quan yêu cầu chủ sở hữu phải sửa chữa hoặc dỡ bỏ phần hư hại. Nếu không ra lệnh, mà ngôi nhà đổ gây thiệt hại, thì cơ quan hành chính có thẩm quyền có trách nhiệm về sự thụ động không ra lệnh.Đó là trách nhiệm vì sự chậm trễ thi hành công vụ.

Cơ quan có quyền ra lệnh phải tuân theo các điều kiện và nguyên tắc luật định tùy từng trường hợp cụ thể khi thực hiện thẩm quyền.

Các quyết định cấp phép và ra lệnh có hai tính chất cơ bản: tính đơn phương và tính chấp hành ngay

Khi cấp phép hoặc ra lệnh, cơ quan có thẩm quyền tự minh, một mình quyết định, mặc dù trưốc đó có tham khảo ý kiến. Nghĩa là cơ quan được quyền và có nghĩa vụ phải quyết định. Thí dụ, trở lại tình huống ngôi nhà bị hư hại trên, dù chủ sỏ hữu ngôi nhà bằng lòng hay không, thì cơ quan hữu trách vẫn phải ra lệnh.

Mọi quyết định hành chính cá biệt đều có hiệu lực thi hành ngay. Tính chất này ràng buộc cả công dân và cơ quan hành chính nhà nưóc. Đôì với cơ quan hành chính nhà nưốc, nếu quyền tạo ra cho công dân một quyền lợi, người công dân đòi hỏi được hưởng quyền lợi chính đáng ấy, thì cơ quan hành chính có nghĩa vụ phải thỏa mãn ngay đòi hỏi đó.

Đối với công dân, có một quyết định hành chính thì công dân phải thi hành ngay nghĩa vụ mà quyết định đòi hỏi; mặc dù đương sự cho rằng quyết định là bất hợp pháp, thì họ phải thực hiện quyết định ngay và sai đâu thì khiếu kiện sau. Tính chất này làm quyết định hành chính khác với thi hành bản án của Tòa án; vì bản án được xem xét lại vối trật tự tô” tụng tư pháp.

Tính đơn phương và tính chấp hành ngay là đảm bảo riêng có của kỹ thuật pháp lý hành chính, giúp cho cơ quan hành chính nhà nưóc dễ dàng thực hiện nghĩa vụ vói công dân và nhà nước. Nếu không, khó có thể duy trì được trật tự nhà nưốc và xã hội.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Không bình luận