HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

0
9

Nếu giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải không thể thực hiện được, trọng tài lao động là một phương thức giải quyết tranh chấp khác mà các bên có thể cân nhắc đến. Trước đây, Hội đồng trọng tài lao động chỉ giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích hoặc tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, từ khi BLLĐ hiện hành có hiệu lực, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài đã được mở rộng sang cả tranh chấp lao động cá nhân cũng như mọi tranh chấp lao động tập thể.

Nguyên tắc pháp chế

Hội đồng trọng tài cũng do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập và bổ nhiệm, bao gồm tối thiểu 15 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm, do 03 bên đề cử với số lượng ngang nhau bao gồm:

Sở LĐTBXH, công đoàn cấp tỉnh và các tổ chức đại diện NSDLĐ trên địa bàn tỉnh. Khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp lệ, Hội đồng trọng tài lao động sẽ thành lập Ban trọng tài lao động, bao gồm 01 hoặc 03 thành viên để giải quyết từng tranh chấp lao động cụ thể. Việc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động phải dựa trên cơ sở đồng thuận giữa các bên tranh chấp và một khi đã yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết thì các bên sẽ không được đồng thời yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết hoặc tiến hành đình công, trừ trường hợp hết thời hạn theo quy định mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra được quyết định giải quyết tranh chấp.

Xem thêm: Cơ sở phương pháp điều tra hình sự

Xem thêm: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

1- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài 

Trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp sau khi đã thực hiện thủ tục hòa giải, trừ những tranh chấp lao động không bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải được đề cập tại Mục 14.2 được nêu ở trên. Nếu hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không ra được quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Như vậy, cũng tương tự như trường hợp của biên bản hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Ban trọng tài lao động cũng không có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.

2- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể của Hội đồng trọng tài 

Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cũng là 09 tháng được tính từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Tuy nhiên, đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, quy định của pháp luật lại không có c định về thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết và như vậy, nếu phát hiện vi phạm và đã tiến hành thủ tục hòa giải, bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết vào bất kỳ lúc nào.

Trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, khi hết thời hạn quy định theo quy định của BLLĐ mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp, hoặc một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, trong những trường hợp tương tự, các bên sẽ không tiếp tục đưa tranh chấp lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết mà tổ chức đại diện NLĐ được quyền thực hiện thủ tục đình công

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây