Biện pháp thay thế xử lý hành chính với người chưa thành niên

0
252

Trong một số trường hợp, chủ thể có thẩm quyền được phép áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên.

Biện pháp nhắc nhở

Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

– Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

– Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

Quản lý tại gia đình

Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau:

– Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

– Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

– Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.

Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Giáo dục dựa vào cộng đồng

Trong quá trình xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xét thấy vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện nếu có đủ điều kiện theo quy định thì quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.

Nội dung quyết định ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của người hòa giải; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người vi phạm, người bị xâm hại. Sau khi quyết định được ban hành, người có thẩm quyền gửi cho các bên tham gia hòa giải để tổ chức hòa giải. Trong quá trình hòa giải, người chưa thành niên phải trực tiếp tham phiên hòa giải.

Trong phiên hòa giải, cha, mẹ, người giám hộ, hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên cùng với người hòa giải có thể là tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn, già làng, trưởng bản hoặc người có uy tín ở cơ sở được hai bên nhất trí, chỉ ra sai phạm để họ nhận thức được và sửa chữa. Việc hòa giải và kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia để các bên thi hành.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây